Nhiệm vụ của Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I như thế nào? Quyền của Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I là gì?
Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I cần có những tiêu chuẩn gì?
Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 19 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I ban hành kèm theo Quyết định 2040/QĐ-BGTVT năm 2014 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và trình độ của giảng viên, giáo viên dạy nghề và giáo viên khác
Giảng viên, giáo viên giảng dạy ở từng trình độ đào tạo của Trường phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên, giáo viên ở trình độ đào tạo tương ứng theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành khác.
Theo đó, Giảng viên, giáo viên giảng dạy ở từng trình độ đào tạo của Trường phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể đối với giảng viên, giáo viên ở trình độ đào tạo tương ứng theo quy định hiện hành của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành khác.
Nhiệm vụ của Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I như thế nào?
Theo Điều 20 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I ban hành kèm theo Quyết định 2040/QĐ-BGTVT năm 2014 quy định về nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên như sau:
Nhiệm vụ của giảng viên, giáo viên
1. Thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
2. Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.
3. Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.
4. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chấp hành nội quy, quy chế của Trường và địa phương nơi trường đặt trụ sở.
5. Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học.
6. Chịu sự giám sát của Trường về nội dung, chất lượng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
7. Tham gia quản lý Trường, tham gia công tác Đảng, đoàn thể khi được tín nhiệm và các công tác khác được Trường, Phòng, Khoa, Tổ giao cho.
8. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, nhiệm vụ của giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
- Giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình quy định và kế hoạch được giao.
- Thường xuyên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; rèn luyện phẩm chất đạo đức; giữ gìn uy tín, danh dự của nhà giáo.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật; chấp hành nội quy, quy chế của Trường và địa phương nơi trường đặt trụ sở.
- Tôn trọng nhân cách và đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của người học.
- Chịu sự giám sát của Trường về nội dung, chất lượng phương pháp giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Tham gia quản lý Trường, tham gia công tác Đảng, đoàn thể khi được tín nhiệm và các công tác khác được Trường, Phòng, Khoa, Tổ giao cho.
- Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyền của Giảng viên Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I là gì?
Theo Điều 21 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung ương I ban hành kèm theo Quyết định 2040/QĐ-BGTVT năm 2014 quy định về quyền của giảng viên như sau:
- Thực hiện các quyền của công chức, viên chức quy định tại Điều 18 của Quy chế này.
- Được giảng dạy và tham gia hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với chuyên môn đào tạo.
- Được đảm bảo các điều kiện vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động giảng dạy, khoa học và công nghệ.
- Được lựa chọn tài liệu tham khảo, phương pháp và phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân để đảm bảo nội dung và chất lượng của hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật.
- Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm; tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo; thảo luận, góp ý kiến về các chủ trương, kế hoạch phát triển đào tạo, tổ chức quản lý Trường và các vấn đề có liên quan đến quyền lợi của nhà giáo.
- Được ký hợp đồng thỉnh giảng, tham gia hoạt động thực nghiệm khoa học và phát triển công nghệ với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, sản xuất và các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ quy định tại Điều 20 của Quy chế này.
- Được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ hè, nghỉ tết, nghỉ lễ, và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?