Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là bao nhiêu năm? Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ là gì?
Nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 16 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan lãnh đạo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành, do Ban Chấp hành bầu trong số các Ủy viên Ban Chấp hành; Ban Thường vụ bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên; số lượng, cơ cấu và tiêu chuẩn Ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành quyết định; nhiệm kỳ của Ban Thường vụ cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
...
2. Đại hội đại biểu toàn quốc được tổ chức theo nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường. Đại hội nhiệm kỳ được tổ chức 05 năm một lần. Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số ủy viên Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề nghị. Đại hội do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam triệu tập.
...
Theo quy định trên, nhiệm kỳ của Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là 05 năm.
Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (Hình từ Internet)
Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thường vụ
a) Giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội và Điều lệ; tổ chức thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành;
b) Hướng dẫn xây dựng quy chế, tổ chức bộ máy và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh;
c) Chuẩn bị chương trình, nội dung hội nghị Ban Chấp hành và Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
d) Triệu tập các kỳ họp thường kỳ và bất thường của Ban Chấp hành;
đ) Quyết định việc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tham gia tổ chức trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của pháp luật, Điều lệ và quy định của Ban Chấp hành.
...
Theo đó, Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ giúp Ban Chấp hành triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội và Điều lệ; tổ chức thực hiện nghị quyết của Ban Chấp hành.
Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam là gì?
Theo quy định khoản 3 Điều 16 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 về nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ như sau:
Ban Thường vụ
...
3. Nguyên tắc hoạt động của Ban Thường vụ
a) Chấp hành và hoạt động theo chủ trương của Đảng, quy định của pháp luật, Điều lệ và quy chế do Ban Chấp hành ban hành;
b) Ban Thường vụ họp thường kỳ 03 tháng một lần vào khoảng thời gian cuối mỗi quý; Ban Thường vụ họp bất thường khi có yêu cầu của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến của các Ủy viên Ban Thường vụ theo quy chế hoạt động do Ban Chấp hành ban hành;
c) Cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ dự họp;
d) Nghị quyết, quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ biểu quyết tán thành; hình thức biểu quyết bằng giơ tay hoặc bỏ phiếu kín, do Ban Thường vụ quyết định; trường hợp số Ủy viên Thường vụ biểu quyết tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Như vậy, Ban Thường vụ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoạt động theo những nguyên tắc được quy định tại khoản 3 Điều 16 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc Ban Thường vụ họp thường kỳ 03 tháng một lần vào khoảng thời gian cuối mỗi quý; Ban Thường vụ họp bất thường khi có yêu cầu của Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hoặc trên 1/2 (một phần hai) tổng số Ủy viên Ban Thường vụ.
Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam gửi văn bản lấy ý kiến của các Ủy viên Ban Thường vụ theo quy chế hoạt động do Ban Chấp hành ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?