Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở đâu và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai? Tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã?
Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở đâu và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của ai?
Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở đâu và chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo theo khoản 1 Điều 22 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc hệ thống Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, thành ủy, sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh theo khoản 2 đến khoản 9 Điều 22 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
- Tổ chức và hoạt động của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh thực hiện theo Điều lệ Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Điều lệ Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh thống nhất về nội dung, hình thức và hiệu lực thi hành của Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
- Tổ chức bộ máy của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, bao gồm:
Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu thành viên; Ban Chấp hành; Ban Thường vụ; Thường trực, phòng, ban giúp việc và tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc; Ủy ban Kiểm tra.
- Đại hội Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh
+ Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh tổ chức Đại hội theo nhiệm kỳ Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; việc tổ chức Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu thành viên do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam quyết định;
+ Đại hội Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ phù hợp với quy định tại Điều 14 Điều lệ này và thảo luận, đóng góp ý kiến vào văn kiện của Đại hội Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Điều lệ (sửa đổi), bầu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
- Chủ tịch và các Phó Chủ tịch của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh bầu trong số các Ủy viên Ban Thường vụ.
- Ủy ban Kiểm tra do Đại hội bầu. Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh do Ban Chấp hành bầu. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra là Ủy viên Ban Thường vụ. Nhiệm kỳ của Ủy ban Kiểm tra cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
Việc bầu bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, Ủy viên Ủy ban kiểm tra giữa hai kỳ Đại hội do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh quyết định, Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh hoạt động theo Quy chế do Ban Chấp hành cấp tỉnh ban hành, phù hợp với quy định do Ban Chấp hành Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành và Quy chế hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Liên minh Hợp tác xã Việt Nam.
- Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh báo cáo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trước và sau khi bầu Ủy viên Ban Chấp hành, Ủy viên Ban Thường vụ Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
- Cơ quan Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, bao gồm:
+ Thường trực;
+ Các phòng, ban giúp việc;
+ Tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc.
- Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh có thể thành lập Hội đồng tư vấn.
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh theo Điều 23 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 cụ thể:
Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh áp dụng theo quy định tại các Điều 24 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021 và Điều 25 Điều lệ Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1328/QĐ-TTg năm 2021.
Điều 24. Tài sản, tài chính của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam
1. Tài sản của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, bao gồm: trụ sở, phương tiện làm việc và tài sản hợp pháp khác của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc. Các tài sản này được hình thành từ kinh phí nhà nước cấp, hỗ trợ; kinh phí thu từ hoạt động kinh tế và dịch vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật và các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài viện trợ, tài trợ, tặng theo quy định của pháp luật.
2. Tài chính
a) Các khoản thu, bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao và tạo điều kiện để hoạt động theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan.
- Hội phí do thành viên đóng góp.
- Thu từ hoạt động kinh tế và dịch vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các đơn vị trực thuộc.
- Các hoạt động gây quỹ, khoản đóng góp, ủng hộ, viện trợ, tài trợ, tặng của các thành viên, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi, bao gồm: chi các hoạt động phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 25. Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính
1. Việc quản lý, sử dụng tài sản công thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.
2. Thường trực Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, tiết kiệm phù hợp với quy định của pháp luật và tôn chỉ, mục đích hoạt động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 28 TT BYT: Chụp X quang xương chũm được áp dụng đối với người lao động làm công việc gì?
- Mã định danh học sinh là gì? Mã định danh học sinh được sử dụng đồng bộ cho toàn cấp học theo Thông tư 42?
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?