Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì cần phải xin phép cơ quan nào?
- Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mới nhất hiện nay?
- Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì cần phải xin phép cơ quan nào?
- Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro được thực hiện như thế nào?
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mới nhất hiện nay?
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
Tải về Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam mới nhất hiện nay.
Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì cần phải xin phép cơ quan nào?
Nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam thì cần phải xin phép cơ quan được khoản 4 Điều 98 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
...
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép. Đối với nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
...
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu thủy sản sống.
7. Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu, Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện.
Theo đó, nhập khẩu thủy sản sống chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam:
- Để làm thực phẩm, làm cảnh, giải trí phải được đánh giá rủi ro theo quy định và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
- Để trưng bày tại hội chợ, triển lãm, nghiên cứu khoa học phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Nhập khẩu thủy sản sống (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro được thực hiện như thế nào?
Trình tự, thủ tục cấp phép nhập khẩu thủy sản sống đối với trường hợp phải đánh giá rủi ro được thực hiện theo Điều 5 Thông tư 25/2018/TT-BNNPTNT, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT như sau:
(1) Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp phép theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Tải về
- Bản chính bản thuyết minh đặc tính sinh học của thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; Tải về
- Bản chính Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này Tải về.
(2) Trình tự cấp phép:
- Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc theo cơ chế một cửa quốc gia, dịch vụ công trực tuyến (nếu có);
- Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Tổng cục Thủy sản xem xét tính đầy đủ của hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản thẩm định hồ sơ; nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục Thủy sản thông báo bằng văn bản cho tổ chức cá nhân và nêu rõ lý do;
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro theo quy định tại Chương III Thông tư này, cấp Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống kèm theo Kế hoạch kiểm soát thủy sản sống nhập khẩu được phê duyệt theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu, Tổng cục Thủy sản trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
- Tổng cục Thủy sản trả Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống trực tiếp tại nơi nhận hồ sơ hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc dịch vụ công trực tuyến hoặc cơ chế một cửa quốc gia.
- Trường hợp giấy phép bị mất hoặc bị hỏng hoặc có thay đổi thông tin nhà xuất khẩu, cửa khẩu nhập, kích cỡ loài thủy sản, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu trên Giấy phép thì tổ chức, cá nhân nộp đơn đề nghị theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này đến Tổng cục Thủy sản theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, Tổng cục Thủy sản cấp lại giấy phép theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp không cấp lại giấy phép, Tổng cục Thủy sản phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?