Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
- Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
- Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
- Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập được áp dụng hệ số lương viên chức loại nào?
Hệ số lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Cách xếp lương
Chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo đó, chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng 4 (mã số V.07.06.16) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập (Hình từ Internet)
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo?
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
...
Theo đó, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ đào tạo:
- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về năng lực chuyên môn nghiệp vụ?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
b) Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
c) Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
d) Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
đ) Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
Theo đó, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về năng lực chuyên môn nghiệp vụ:
- Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
- Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
- Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
- Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
- Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?