Nhãn hiệu gồm các hình học đơn giản kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa công ty đang kinh doanh thì có được xem là có khả năng phân biệt không?
- Nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần xác lập quyền nào thuộc nhóm quyền sở hữu trí tuệ?
- Nhãn hiệu công ty nếu muốn được bảo hộ thì chỉ cần khác biệt so với các nhãn hiệu khác là được đúng không?
- Nhãn hiệu gồm các hình học đơn giản kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa công ty đang kinh doanh thì có được xem là có khả năng phân biệt không?
Nhãn hiệu muốn được bảo hộ cần xác lập quyền nào thuộc nhóm quyền sở hữu trí tuệ?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có quy định như sau:
"Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
[...]
3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:
a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh."
Như vậy, trong trường hợp này, công ty anh cần đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để được bảo hộ đối với nhãn hiệu công ty.
Nhãn hiệu công ty nếu muốn được bảo hộ thì chỉ cần khác biệt so với các nhãn hiệu khác là được đúng không?
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
"Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác."
Theo đó, nhãn hiệu muốn được bảo hộ ngoài khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác, trước hết phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
Nhãn hiệu gồm các hình học đơn giản kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa công ty đang kinh doanh thì có được xem là có khả năng phân biệt không?
Nhãn hiệu gồm các hình học đơn giản kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa công ty đang kinh doanh thì có được xem là có khả năng phân biệt không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về khả năng phân biệt của nhãn hiệu như sau:
"Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
b) Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
[...]"
Theo đó, trường hợp nhãn hiệu công ty bạn chỉ bao gồm hình học đơn giản, có kèm theo tên gọi thông thường của hàng hóa bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được nhiều người biết đến trước đó thì bị xem là không có khả năng phâm biệt.
Theo đó, nhãn hiệu công ty bạn nếu muốn được bảo hộ thì cần được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?