Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?

Cho tôi hỏi hiện nay khi tìm kiếm các ứng dụng vay tiền online thì sẽ cho ra rất nhiều app vay tiền trong kết quả tìm kiếm. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết app nào là app tín dụng đen? Hiện nay có những app vay tiền uy tín nào được nhà nước công nhận hay không? Câu hỏi của chị V từ Hà Nội.

Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nên cá nhân có thể dễ dàng vay tiền thông qua các app vay tiền thông qua một chiến điện thoại.

Tuy nhiên, cùng với sự phát tiểu đó cũng là tiền đề cho nhiều kẻ xuất lợi dụng để thực hiện cho vay tiền bất hợp pháp thông qua các app tín dụng đen.

Có thể phân biệt app tín dụng đen thông qua một số đặc điểm sau:

(1) Không yêu cầu chứng minh thu nhập hoặc hồ sơ tín dụng

(2) Lãi suất rất cao: lãi suất cho vay vượt mức 20%/năm theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, điều này dẫn đến việc người vay mất khả năng chi trả.

(3) Phí và khoản phạt bất thường:

Người cung cấp tín dụng đen thường áp đặt các khoản phí và phạt bất thường khiến cho số tiền phải trả lớn hơn nhiều so với số tiền ban đầu vay.

Những khoản phí này thường không rõ ràng trong hợp đồng khiển người vay khó nhận ra

(4) Quảng cáo đáng ngờ: Các app tín dụng đen thường được quảng cáo rầm rộ và hết sức hấp dân như "vay lãi suất thấp" - "Thủ tục vay nhanh chóng" - "Không cần chứng minh tài chính khi vay",...

(5) Từ chối cung cấp thông tin rõ ràng: Trong trường hợp người vay yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết về hợp đồng hoặc điều kiện vay thì thường sẽ bị từ chối hoặc đáp ứng một cách mập mờ và không rõ ràng.

Hiện nay, nếu cá nhân có nhu cầu vay tiền thông qua app thì có thể tham khảo một số app vay tiền chính thống sau: Momo; Viettel Money; Timo Plus; Mcredit; App VPBank; Finizi; App MB Bank; Home Credit,....

Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?

Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không? (Hình từ Internet)

Cá nhân cho vay nặng lãi thông qua app tín dụng đen thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội cho vay nặng lãi được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo quy định thì cá nhân cho vay nặng lãi (với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất) thông qua app tín dụng đen mà:

- Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

- Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp cá nhân đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay nặng lãi hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Bùng nợ app tín dụng đen dù có khả năng chi trả thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
...

Dù app tín dụng đen là một hoạt động bất hợp pháp nhưng cá nhân vay tiền thực hiện vay hoàn toàn tự nguyện không bị ép buộc thì theo quy định thì dây vẫn là một giao dịch dân sự, cá nhân vay tiền phải có trách nhiệm trả lại số tiền đã vay.

Mức lãi suất vượt mức 20%/năm sẽ không có hiệu lực theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, cá nhân có hành vi bùng nợ app tín dụng đen dù có khả năng chi trả sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Tuy nhiên nếu trong trường hợp số tiền vay quá lớn và cá nhân có hành vi bùng nợ thì tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà người vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).

Tín dụng đen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi qua các ứng dụng tín dụng đen
Pháp luật
Nhận biết app tín dụng đen như thế nào? Có những app vay tiền chính thống nào hiện nay hay không?
Pháp luật
Tín dụng đen là gì? Bùng nợ app tín dụng đen thì người vay có đang vi phạm quy định pháp luật hay không?
Pháp luật
TPHCM yêu cầu nhà giáo, NLĐ tham gia bóc xóa quảng cáo sai quy định, phòng ngừa tội phạm tín dụng đen, lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Pháp luật
Xóa bỏ các trang web, đường dẫn, ứng dụng có liên quan đến tín dụng đen theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Xử lý triệt để tình trạng sử dụng tài khoản ảo để hoạt động tín dụng đen theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tăng cường giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hoạt động tín dụng đen theo Công điện 766/CĐ-TTg?
Pháp luật
BTTTT yêu cầu ngăn chặn và xử lý hơn 15 website giả mạo các Công ty tài chính để lừa đảo trong 5 tháng đầu năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tín dụng đen
10,619 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tín dụng đen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tín dụng đen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào