Nhà xuất bản Tư pháp có được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước hay không? Có những chức danh lãnh đạo nào?
Nhà xuất bản Tư pháp có được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước hay không?
Nhà xuất bản Tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Vị trí và chức năng
1. Nhà xuất bản Tư pháp (sau đây gọi tắt là Nhà xuất bản) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp, hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, có chức năng xuất bản các xuất bản phẩm nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhà xuất bản chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp và chịu sự quản lý nhà nước về xuất bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Nhà xuất bản có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản được mở tại Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nhà xuất bản Tư pháp có con dấu và tài khoản được mở tại Ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Nhà xuất bản Tư pháp có được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước hay không? Nhà xuất bản Tư pháp có những chức danh lãnh đạo nào? (hình từ internet)
Nhà xuất bản Tư pháp thuộc Bộ Tư pháp có những chức danh lãnh đạo nào?
Lãnh đạo Nhà xuất bản Tư pháp được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc
1. Cơ cấu tổ chức
a) Lãnh đạo Nhà xuất bản gồm có Giám đốc và không quá 03 (ba) Phó Giám đốc, trong đó có Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập và Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập.
Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của Nhà xuất bản.
Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của Nhà xuất bản.
Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Nhà xuất bản; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác được phân công.
Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn công tác được phân công.
...
Theo đó, lãnh đạo Nhà xuất bản gồm có Giám đốc và không quá 03 Phó Giám đốc, trong đó có Phó Giám đốc kiêm Tổng Biên tập và Phó Giám đốc kiêm Phó Tổng Biên tập.
- Giám đốc chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về xuất bản phẩm và mọi hoạt động của Nhà xuất bản.
- Tổng Biên tập chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà xuất bản và trước pháp luật về nội dung xuất bản phẩm của Nhà xuất bản.
- Phó Giám đốc giúp Giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của Nhà xuất bản; được Giám đốc phân công trực tiếp quản lý, điều hành một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về việc quản lý, điều hành các lĩnh vực công tác được phân công.
- Phó Tổng Biên tập giúp Tổng Biên tập thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; được Tổng Biên tập phân công trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn công tác; chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước Tổng Biên tập và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn công tác được phân công.
Ai có quyền quyết định số người làm việc trong Nhà xuất bản Tư pháp?
Số lượng người làm việc trong Nhà xuất bản Tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 1988/QĐ-BTP năm 2015 như sau:
Cơ cấu tổ chức, số lượng người làm việc
...
2. Số lượng người làm việc của Nhà xuất bản do Bộ trưởng quyết định phân bổ, phù hợp với nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Nhà xuất bản.
Ngoài số lượng người làm việc do Bộ trưởng giao, Giám đốc Nhà xuất bản được ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Theo đó, số lượng người làm việc của Nhà xuất bản do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định phân bổ, phù hợp với nhiệm vụ được giao theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Giám đốc Nhà xuất bản.
Ngoài số lượng người làm việc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Giám đốc Nhà xuất bản được ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?