Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ không? Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ?
- Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ không?
- Hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ có phải là một nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ?
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 thì Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Việc hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ được thực hiện trên cơ sở tuân thủ pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế; bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Cũng theo đó, nội dung hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
- Ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Trao đổi thông tin, chuyển giao công nghệ có liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho lực lượng bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Tăng cường điều kiện vật chất để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
- Giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
- Thực hiện nội dung hợp tác quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan giúp Chính phủ đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ có phải là một nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ?
Để biết hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ có phải là một nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ hay không thì căn cứ quy định tại Điều 86 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Nội dung quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Quản lý phương tiện giao thông đường bộ.
5. Quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
6. Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
7. Chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ.
8. Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.
9. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
10. Xây dựng lực lượng trực tiếp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng, huấn luyện về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
11. Thống kê, tổng hợp, xây dựng Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
12. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
13. Hợp tác quốc tế về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Như vậy, hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trong các nội dung quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định pháp luật.
Nhà nước có hợp tác quốc tế về trật tự an toàn giao thông đường bộ không? Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 87 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(2) Bộ Công an là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; xây dựng lực lượng Cảnh sát giao thông chính quy, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(3) Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, phụ tùng xe cơ giới và nhiệm vụ quản lý khác theo quy định của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị an toàn cho trẻ em quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
(4) Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước về phương tiện giao thông đường bộ và người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
(5) Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về điều kiện sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ; quy định về xác định nồng độ cồn và nồng độ cồn nội sinh trong máu.
(6) Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
(7) Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(8) Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Muốn sang tên sổ đỏ nhưng diện tích trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ít hơn diện ích thực tế thì phải làm thủ tục gì?
- Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc là một trong các nguyên tắc phát triển du lịch đúng không?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm kế toán trưởng công ty? Kế toán trưởng có những trách nhiệm gì?
- 04 Trường hợp được đổi biển số xe theo quy định mới? Thủ tục cấp đổi biển số xe như thế nào? Hồ sơ gồm những gì?
- Mục đích của các hoạt động xúc tiến du lịch là gì? Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện công việc gì trong hoạt động xúc tiến du lịch?