Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?

Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Theo nguyên tắc, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì? Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có bao gồm cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ không?

Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?

Hiện nay, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và các văn bản có liên quan không quy định khái niệm "Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ" là gì.

Trên thực tế, hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có thể hiểu là những hành vi của cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, gây nguy hiểm cho bản thân, người khác hoặc ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội. Những hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm.

(*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)

Lưu ý: Các hành vi bị pháp luật nghiêm cấm (hành vi vi phạm pháp luật) về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định tại Điều 9 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.

Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?

Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)

Theo nguyên tắc, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Như vậy, về nguyên tắc, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ còn phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.

- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.

- Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có bao gồm cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ không?

Để biết cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ có bao gồm cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ không thì căn cứ quy định tại Điều 7 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:

Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu về đăng ký, quản lý xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
b) Cơ sở dữ liệu về đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
c) Cơ sở dữ liệu về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ;
d) Cơ sở dữ liệu về người điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
đ) Cơ sở dữ liệu về bảo hiểm của chủ xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
e) Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
...

Như vậy, theo quy định, cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ bao gồm cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

An toàn giao thông đường bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được quy định thế nào?
Pháp luật
Hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải tuân thủ quy định gì?
Pháp luật
Năm 2025, chỉ được mở cửa xe khi nào? Mở cửa xe ô tô gây tai nạn xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Pháp luật
Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì? Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay quy định về gì?
Pháp luật
Quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau mới nhất 2025? Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Tốc độ khai thác tối đa của đường bộ là gì? Tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ?
Pháp luật
06 Nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ mầm non theo quy định mới?
Pháp luật
03 Đối tượng được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ theo quy định mới?
Pháp luật
Thu thập thông tin trong Cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ, tài liệu phục vụ thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ theo Nghị định 165 gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - An toàn giao thông đường bộ
20 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
An toàn giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về An toàn giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào