Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa muốn tiêu hủy cần làm gì?
- Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa thì xử lý trong thời hạn bao lâu?
- Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa thì có thể xử lý bằng những hình thức nào?
- Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa muốn tiêu hủy cần làm gì?
Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa thì xử lý trong thời hạn bao lâu?
Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa thì xử lý trong thời hạn được quy định tại khoản 1 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hợp đồng gia công kết thúc hoặc hết hiệu lực thực hiện, tổ chức, cá nhân phải hoàn thành việc thực hiện các thủ tục giải quyết nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn và sản phẩm gia công theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Hết thời hạn nêu trên, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục quyết toán thực hiện lập biên bản vi phạm để xử lý theo quy định.
Nguyên vật liệu (Hình từ Internet)
Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa thì có thể xử lý bằng những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
2. Các hình thức xử lý
Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công và sản phẩm gia công được thực hiện như sau:
a) Bán tại thị trường Việt Nam;
b) Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
c) Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
d) Biếu, tặng tại Việt Nam;
đ) Tiêu hủy tại Việt Nam..
...
Do đó, tùy pháp luật Việt Nam và nội dung thoả thuận trong hợp đồng gia công, việc xử lý nguyên vật liệu dư thừ có thể thực hiện bằng những hình thức sau:
- Bán tại thị trường Việt Nam;
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài;
- Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam;
- Biếu, tặng tại Việt Nam;
- Tiêu hủy tại Việt Nam..
Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa muốn tiêu hủy cần làm gì?
Trường hợp này nếu như là nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu, kết thúc hoạt động gia công còn dư nguyên vật liệu và doanh nghiệp gia công muốn tiêu hủy thì phải thực hiện theo khoản 3 Điều 64 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế thải, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê, mượn
...
3. Thủ tục hải quan
...
d) Tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
d.1) Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
d.2) Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
d.3) Cơ quan hải quan thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trừ trường hợp nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị tiêu hủy có trị giá dưới 1.000.000 đồng hoặc số tiền thuế dưới 50.000 đồng.
d.4) Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.
Riêng đối với tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ thời điểm kết thúc hợp đồng gia công, bên chị phải thực hiện thủ tục tiêu hủy nguyên vật liệu dư thừa.
Trước khi tiêu hủy thì bên chị phải gửi văn bản thông báo về việc tiêu hủy nguyên vật liệu gia công dư thừa cho Chi cục Hải quan nơi nhập nguyên liệu trong đó nói rõ hình thức và địa điểm tiêu hủy.
Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện giám sát việc tiêu hủy thì hoàn tất quá trình tiêu hủy thì bên chị và hải quan phải lập biên bản xác nhận về việc tiêu hủy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mục đích mẫu 04-LĐTL: Mẫu giấy đi đường dành cho cán bộ và người lao động là gì? Hướng dẫn ghi sao cho hợp lệ? Tải về?
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi chưa có sổ đỏ thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Phương tiện vận tải có là đối tượng chịu sự giám sát hải quan? Thời gian giám sát hải quan đối với phương tiện vận tải?
- Nhà đầu tư chiến lược là gì? Nhà đầu tư chiến lược được chuyển nhượng trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ khi nào?
- Bài viết tri ân thầy cô 20 11 ngắn gọn? Những dòng cảm xúc về thầy cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 2024?