Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính?
Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính?
Theo Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024 quy định nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính như sau:
- Hộ chiếu là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Việc quản lý, sử dụng hộ chiếu phải được thực hiện theo quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật có liên quan. Việc sử dụng hộ chiếu không được gây thiệt hại cho uy tín và lợi ích của Nhà nước Việt Nam.
- Hộ chiếu chỉ được sử dụng trong trường hợp đi nước ngoài theo quyết định cử hoặc văn bản đồng ý của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019, trừ trường hợp đi học tập ở nước ngoài với thời hạn trên 06 tháng.
- Hộ chiếu phải được quản lý chặt chẽ, khoa học, không được để thất lạc, bị hỏng hoặc bị lạm dụng, sử dụng sai mục đích.
- Người có hành vi quản lý, sử dụng hộ chiếu sai quy định thì tùy theo tính chất và mức độ sai phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức Bộ Tài chính? (hình từ internet)
Cơ quan nào được phân công quản lý hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính?
Theo Điều 4 Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024 quy định như sau:
Phân công quản lý hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính như sau:
- Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức các Vụ, Văn phòng thuộc Cơ quan Bộ Tài chính và các đơn vị không có tổ chức chuyên trách làm công tác tổ chức cán bộ.
- Các Tổng cục trực thuộc Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của công chức, viên chức thuộc đơn vị.
- Các Phòng (bộ phận) có chức năng tham mưu giúp việc cho Thủ trưởng đơn vị trong công tác quản lý cán bộ hoặc Văn phòng của các Cục, Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan Bộ Tài chính, Thanh tra Bộ có trách nhiệm lưu giữ và quản lý hộ chiếu của lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc đơn vị.
Thủ tục quản lý hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính là gì?
Theo Điều 6 Quy chế quản lý và sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ của cán bộ, công chức, viên chức Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2742/QĐ-BTC năm 2024 quy định trách nhiệm của đơn vị được phân công quản lý hộ chiếu như sau:
Trách nhiệm của đơn vị được phân công quản lý hộ chiếu
...
4. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý hộ chiếu của cán bộ, công chức, viên chức trong phạm vi được phân công quản lý quy định tại Điều 4 Quy chế này.
5. Trình tự, thủ tục quản lý hộ chiếu:
a) Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục đính kèm Quy chế này.
b) Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận.
c) Chuyển hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu mới trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác. Việc chuyển giao hộ chiếu phải được lập thành biên bản và có ký nhận.
d) Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu.
đ) Báo cáo lãnh đạo đơn vị báo cáo Bộ để thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) và Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hỏng.
e) Báo cáo lãnh đạo đơn vị báo cáo Bộ chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) đổ hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
g) Báo cáo cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với việc quản lý và sử dụng hộ chiếu không đúng mục đích.
Như vậy, thủ tục quản lý hộ chiếu:
Bước 1: Lập sổ theo dõi việc giao, nhận hộ chiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục đính kèm Quy chế này.
Bước 2: Bàn giao hộ chiếu cho người được cấp khi có quyết định cử đi công tác nước ngoài. Việc bàn giao hộ chiếu phải có ký nhận.
Bước 3: Chuyển hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu mới trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi người được cấp hộ chiếu được điều chuyển công tác. Việc chuyển giao hộ chiếu phải được lập thành biên bản và có ký nhận.
Bước 4: Báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức về việc người được cấp hộ chiếu cố tình không giao hộ chiếu cho đơn vị quản lý hộ chiếu, sử dụng hộ chiếu không đúng quy định và có biện pháp kịp thời thu hồi hộ chiếu.
Bước 5: Báo cáo lãnh đạo đơn vị báo cáo Bộ để thông báo ngay bằng văn bản cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) và Cơ quan Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an về việc hộ chiếu do cơ quan mình quản lý bị mất, bị hỏng.
Bước 6: Báo cáo lãnh đạo đơn vị báo cáo Bộ chuyển cho cơ quan cấp hộ chiếu thuộc Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự, Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh) đổ hủy giá trị sử dụng hộ chiếu của người không còn thuộc đối tượng được sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ.
Bước 7: Báo cáo cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức để báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với việc quản lý và sử dụng hộ chiếu không đúng mục đích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm? Hội nghị tổng kết công tác Đảng là gì?
- Nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 1/1/2025 như thế nào?
- Nghị quyết 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII nêu mục tiêu Bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế và gì?
- Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là Quân đội nhân dân Việt Nam được ký vào thời gian nào?
- Đạo Cao đài là gì? Tôn chỉ của đạo Cao Đài là gì? Chức sắc đứng đầu Giáo hội của Đạo Cao đài do ai chấp thuận?