Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?

Tôi muốn hỏi về nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào? Yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng là gì? Tôi cảm ơn! Câu hỏi của anh Khá (Tp.HCM).

Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì?

Theo tiểu mục 1.5.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành, quy định công trình dân dụng là công trình xây dựng bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng.

Và tại tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD có nêu về nguyên tắc chung khi phân loại công trình như sau:

QUI ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị
2.1.1 Nguyên tắc chung
2.1.1.1 Phân loại công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị được xác định theo công năng sử dụng.
2.1.1.2 Trong từng nhóm phân loại bao gồm các công trình có tên gọi cụ thể (Xem phụ lục A).
2.1.1.3 Đối với công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị không được nêu trong quy chuẩn này, việc phân loại công trình do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định.

Theo đó thì phân loại công trình dân dụng được xác định theo công năng sử dụng.

Đối với công trình dân dụng không được nêu trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD thì việc phân loại công trình do các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành quy định.

Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì?

Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? (Hình từ Internet)

Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?

Việc phân cấp công trình dân dụng thực hiện theo nguyên tắc được nêu tại tiểu mục 2.2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD, cụ thể như sau:

Nguyên tắc chung
2.2.1.1 Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp, bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
2.2.1.2 Cấp công trình được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng, quy mô, yêu cầu kỹ thuật xây dựng, tuổi thọ của công trình và mức độ an toàn cho người và tài sản trong công trình đó. Cấp công trình được xác định cho từng công trình (hoặc từng hạng mục công trình) của một dự án xây dựng.
2.2.1.3 Tầm quan trọng của công trình được xác định trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của công trình đó đến con người, tài sản hay cộng đồng khi có sự cố; hoặc ảnh hưởng của công trình đó trong sự phát triển của nền kinh tế xã hội trên phạm vi lãnh thổ nhất định. Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất.
2.2.1.4 Trong một dự án xây dựng, các công trình có chức năng khác nhau thì có các cấp công trình khác nhau, nhưng phải ưu tiên cấp công trình ở mức cao cho khối công trình chính.
2.2.1.5 Cấp công trình được xác định phải căn cứ vào các yêu cầu sau :
- Mức độ an toàn cho người và tài sản;
- Độ bền, tuổi thọ công trình trong suốt niên hạn sử dụng, chịu được mọi tác động bất lợi của điều kiện khí hậu, tác động lý học, hoá học và sinh học;
- Độ an toàn khi có cháy trong giới hạn chịu lửa cho phép.
2.2.1.6 Việc xác định cấp công trình dân dụng (bao gồm nhà ở, nhà và công trình công cộng) phải căn cứ vào mức độ tập trung đông người và yêu cầu về bậc chịu lửa của nhà và công trình được quy định tại QCVN 06:2010/BXD.
2.2.1.7 Độ an toàn, bền vững của công trình phải được xác định trên cơ sở các yêu cầu an toàn về khả năng chịu lực của công trình (nền móng, kết cấu); an toàn khi sử dụng, khai thác vận hành công trình; an toàn phòng cháy và chữa cháy (bậc chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình như cột, tường, sàn, mái).
2.2.1.8 Độ bền vững của công trình được chia ra 4 bậc như sau:
- Bậc I: Niên hạn sử dụng trên 100 năm;
- Bậc II: Niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm;
- Bậc III: Niên hạn sử dụng từ 20 năm đến dưới 50 năm;
- Bậc IV: Niên hạn sử dụng dưới 20 năm.
2.2.1.9 Độ bền vững của công trình phải đảm bảo độ ổn định, không bị lún nứt, biến dạng quá giới hạn cho phép làm ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình và các công trình lân cận trong suốt thời gian thi công và đưa vào khai thác sử dụng.
2.2.1.10 Kết cấu công trình và nền phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian. Trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên phải phù hợp với QCVN 02:2009/BXD.
2.2.1.11 Độ ổn định của công trình phải được tính toán phù hợp với mọi yếu tố tác động lên chúng như tải trọng gió, ngập lụt do mưa bão, mực nước biển dâng, sạt lở đất, động đất, ăn mòn, dông sét và các tác nhân bất lợi khác.
2.2.1.12 Vật liệu sử dụng phải đảm bảo độ bền lâu, đáp ứng yêu cầu sử dụng, không bị biến dạng, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương và phải đảm bảo các yêu cầu về an toàn sức khỏe như quy định trong QCXDVN 05:2008/BXD.
2.2.1.13 Bậc chịu lửa của nhà và công trình gồm 5 bậc, được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng như quy định trong Bảng 1.
Bảng 1- Bậc chịu lửa của nhà và công trình
giới hạn chịu lửa
2.2.1.14 Cấp công trình phải phù hợp với yêu cầu về độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà và công trình như quy định trong Bảng 2.
Cấp công trình của mạng lưới đường ống cấp nước, thoát nước, giếng thăm, đường ô tô và đường sắt đô thị phải phù hợp về độ bền vững như trong quy định Bảng 2.
Bảng 2- Cấp công trình theo độ bền vững và bậc chịu lửa của nhà và công trình
chất lượng xây dựng
2.2.1.15 Căn cứ vào cấp công trình phải xây dựng các giải pháp thiết kế đáp ứng yêu cầu của từng loại và cấp công trình.

Yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng là gì?

Tại tiểu mục 2.2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD có nêu một số yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng như sau:

* Đối với nhà ở:

- Khi phân cấp nhà ở phải tính đến mức độ nguy hiểm cho sự an toàn của người và khả năng thoát người khi có sự cố.

- Nhà chung cư được xếp vào loại nhà thuộc nhóm nguy hiển cháy F1.3. Nhà ở riêng lẻ thuộc nhóm nguy hiểm cháy F1.4. Các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy theo công năng được quy định trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2010/BXD (Hiện quy chuẩn này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2021/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình)

CHÚ THÍCH: F – ký hiệu phân nhóm nhà dựa trên tính nguy hiểm cháy theo công năng.

- Đối với nhà chung cư đến 25 tầng phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp II. Nhà chung cư trên 25 tầng (trên 75 m) phải được xây dựng với cấp công trình không nhỏ hơn cấp I và giới hạn chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình không thấp hơn các giá trị sau:

+ Bộ phận chịu lực của nhà: R 180;

+ Tường ngoài không chịu lực: E 60;

+ Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn tầng áp mái và sàn trên tầng hầm): REI 90;

+ Tường buồng thang trong nhà: REI 180;

+ Bản thang và chiếu thang: R 90.

CHÚ THÍCH: Quy định này cũng được áp dụng cho nhà và công trình công cộng.

- Đối với nhà ở riêng lẻ, cấp công trình của nhà ở từ 3 tầng trở lên không được nhỏ hơn cấp III.

* Về nhà và công trình công cộng:

- Đối với các công trình di tích lịch sử, bảo tàng, toà nhà lưu trữ khi xác định cấp công trình phải tính đến mức độ an toàn về tài sản quý, hiếm được bảo quản, lưu giữ trong công trình.

- Nhà và công trình công cộng sau đây phải có cấp công trình từ cấp I trở lên:

+ Nhà và công trình có tầm cỡ quốc tế, quốc gia, công trình có ý nghĩa đặc biệt về an ninh, quốc phòng và ngoại giao;

+ Các công trình trụ sở cơ quan Đảng, Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cấp Trung ương và cấp Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương;

+ Các công trình phục vụ trực tiếp cho công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, cấp cứu trong trường hợp xảy ra thiên tai, cháy nổ, dịch bệnh.

Công trình dân dụng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công tác láng trong các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9254-1:2012 yêu cầu về cấu trúc bảng từ vựng đối với nhà và công trình dân dụng như thế nào?
Pháp luật
Công trình dân dụng, công trình công nghiệp và công trình quốc phòng, an ninh bao gồm những công trình nào theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Công trình sử dụng cho mục đích dân dụng là gì? Có bao nhiêu loại công trình dân dụng theo quy định hiện nay?
Pháp luật
TCXD 29:1991 về chiếu sáng tự nhiên trong công trình dân dụng - tiêu chuẩn thiết kế như thế nào?
Pháp luật
Khi thiết kế kết cấu thép các công trình xây dựng dân dụng phải đảm bảo các quy định chung nào?
Pháp luật
Nguyên tắc phân loại công trình dân dụng là gì? Phân cấp công trình dân dụng thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình dân dụng
3,112 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình dân dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào