Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 9 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định về nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa khi thực hiện kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo đỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì công trình.
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì công trình.
- Bị mất một phần hoặc hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự cố bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường thủy nội địa hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được điều chỉnh trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa có được thực hiện bảo trì không?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa
Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa phải tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Đất đai và các nguyên tắc sau đây:
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị; được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo phương thức cho thuê quyền khai thác tài sản, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản được thực hiện đối với toàn bộ hoặc một phần của từng tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Trường hợp khai thác một phần của từng tài sản thì phải đảm bảo hoạt động giao thông đường thủy nội địa thông suốt, an toàn và không làm ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng và khai thác đối với phần tài sản còn lại.
3. Khi quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo quy định tại Nghị định này, trường hợp tài sản có liên quan đến quốc phòng phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng; trường hợp tài sản có liên quan đến an ninh quốc gia phải có ý kiến của Bộ Công an; trường hợp tài sản không liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia thì Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan quản lý tài sản có trách nhiệm xác định tại hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định giao, khai thác, xử lý tài sản.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa được được thực hiện chế độ tính hao mòn tài sản và bảo trì công trình theo quy định của pháp luật.
Bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo những hình thức nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 12/2025/NĐ-CP quy định bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo những hình thức như sau:
Hình thức bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa gồm bảo trì theo chất lượng thực hiện và bảo trì theo khối lượng thực tế.
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo các tiêu chuẩn chất lượng xác định, trong một khoảng thời gian với một số tiền nhất định được quy định tại Hợp đồng kinh tế. Hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện chỉ được áp dụng đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
Tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì công trình thuộc tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Bảo trì theo khối lượng thực tế là việc thực hiện hoạt động bảo trì theo khối lượng công việc thực tế thực hiện.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (đối với tài sản thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với tài sản thuộc địa phương quản lý) quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì theo chất lượng thực hiện hoặc bảo trì theo khối lượng thực tế thực hiện đối với công tác bảo dưỡng thường xuyên.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?