Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo Nghị định 15?
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo Nghị định 15?
Căn cứ khoản 4 Điều 12 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được điều chỉnh trong những trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt khi thực hiện tổng kiểm kê theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
- Thực hiện nâng cấp, cải tạo, mở rộng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt (trong trường hợp giá trị bộ phận tài sản tháo dỡ đang được hạch toán chung trong nguyên giá tài sản), trừ trường hợp việc tháo dỡ để thay thế khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Lắp đặt thêm một hay một số bộ phận tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt, trừ trường hợp lắp đặt để thay thế khi bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Bị mất một phần tài sản hoặc tài sản bị hư hỏng nghiêm trọng do thiên tai, sự kiện bất khả kháng hoặc những tác động đột xuất khác (trừ trường hợp tài sản được khắc phục sự cố theo quy định của pháp luật về bảo trì đường sắt hoặc được khôi phục lại thông qua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại của tổ chức, cá nhân có liên quan).
Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được điều chỉnh trong những trường hợp nào theo Nghị định 15? (Hình từ Internet)
Nguồn thu từ hoạt động khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định về nguồn thu từ hoạt động khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt như sau:
Phương thức khai thác và nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Phương thức khai thác:
a) Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt quốc gia trực tiếp tổ chức khai thác tài sản quy định tại khoản 4 Điều 3, Điều 16 Nghị định này.
b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 5 Điều 3, Điều 17 Nghị định này.
c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quy định tại khoản 6 Điều 3, Điều 18 Nghị định này.
2. Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt gồm:
a) Phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
b) Tiền thu từ cung cấp dịch vụ sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
c) Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
d) Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt gồm:
- Phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
- Tiền thu từ cung cấp dịch vụ sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Tiền thu từ cho thuê quyền khai thác, chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
- Các khoản thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cần những hồ sơ nào?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 15/2025/NĐ-CP quy định quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia cần những hồ sơ sau:
Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia
1. Hồ sơ quản lý tài sản gồm:
a) Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này.
c) Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này.
2. Doanh nghiệp quản lý tài sản đường sắt có trách nhiệm lập hồ sơ, quản lý, lưu trữ hồ sơ về tài sản theo quy định đối với các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Nghị định này.
Trách nhiệm lập, quản lý, lưu trữ đối với các hồ sơ đầu tư xây dựng, mở rộng, nâng cấp, cải tạo tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật về đường sắt và pháp luật khác có liên quan.
Theo đó, hồ sơ quản lý tài sản gồm:
- Hồ sơ liên quan đến việc hình thành, biến động tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP và pháp luật khác có liên quan; hồ sơ pháp lý về đất gắn với kết cấu hạ tầng đường sắt (nếu có) đối với trường hợp được cơ quan, người có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Báo cáo kê khai; báo cáo tình hình quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định này.
- Dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu về tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt theo quy định tại Nghị định 15/2025/NĐ-CP.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5+ Mẫu viết đoạn văn về tình phụ tử lớp 9? Dẫn chứng về tình phụ tử? Viết đoạn văn về tình phụ tử ngắn nhất?
- Tinh giản biên chế: Tất cả CBCC có năng lực nổi trội, thành tích đặc biệt xuất sắc đều được nâng lương vượt một bậc?
- Lễ vọng Phục Sinh có bao nhiêu bài đọc? Đêm Vọng Phục Sinh có những nghi thức nào? Lễ vọng Phục Sinh có phải ngày lễ lớn?
- Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội?
- Diễu binh 30 4 ở đâu? Lịch diễu binh 30 4 chính thức? Xem diễu binh, diễu hành 30 4 2025 qua kênh nào?