Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội?
Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp như thế nào?
Căn cứ vào tiểu mục 7.6 Mục 7 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024 quy định trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp như sau:
- Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
- Bầu đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội (đối với đại hội đại biểu).
- Thông qua chương trình, quy chế làm việc của đại hội.
- Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu, báo cáo tình hình đoàn viên (đối với đại hội toàn thể).
- Diễn văn khai mạc.
- Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ và phương hướng nhiệm kỳ tới.
- Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn nhiệm kỳ.
- Thảo luận các văn kiện của đại hội (văn kiện đại hội công đoàn cùng cấp, văn kiện đại hội công đoàn cấp trên).
- Phát biểu của đại diện công đoàn cấp trên, cấp ủy đảng (nếu có).
- Tổ chức bầu cử theo quy định.
- Thông qua nghị quyết đại hội.
- Diễn văn bế mạc.
- Chào cờ (Quốc ca và Bài hát truyền thống của Công đoàn Việt Nam)
Trình tự nội dung chính của đại hội công đoàn các cấp như thế nào? Nhiệm vụ quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội? (Hình từ Internet)
Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức bao lâu một lần?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Đại hội công đoàn các cấp
1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:
a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.
c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.
d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).
2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.
3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần.
Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng.
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội công đoàn là gì?
Nhiệm vụ quyền hạn của Ban chấp hành công đoàn cấp triệu tập đại hội công đoàn được quy định tại tiểu mục 7.7 Mục 7 Hướng dẫn 38/HD-TLĐ năm 2024 như sau:
- Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tổ chức đại hội, văn kiện, đề án nhân sự ban chấp hành, ban thường vụ (nếu có), Ủy ban kiểm tra (nếu có), nhân sự đại biểu; chương trình làm việc của đại hội.
- Dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần và danh sách đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu) trình đại hội thảo luận, thông qua theo đa số (có thể biểu quyết thông qua một lần cả danh sách hoặc biểu quyết thông qua từng người). Trường hợp có đa số ý kiến không tán thành một hoặc một số thành viên được giới thiệu thì ban chấp hành cấp triệu tập đại hội trình lại dự kiến cơ cấu để xin ý kiến đại hội hoặc lấy ý kiến đại hội giới thiệu người khác bổ sung cho đủ số lượng.
- Tiếp nhận đơn ứng cử của đoàn viên không phải là đại biểu chính thức của đại hội.
- Quyết định và thông báo thời gian khai mạc đại hội.
- Thông báo và phân bổ số lượng đại biểu dự đại hội, hội nghị công đoàn cấp trên, chỉ đạo việc bầu cử đại biểu bảo đảm đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình theo quy định.
- Xem xét, giải quyết và cung cấp hồ sơ đại biểu chính thức dự đại hội cho ban thẩm tra tư cách đại biểu (đối với đại hội đại biểu) hoặc báo cáo số lượng, tình hình đoàn viên (đối với đại hội toàn thể); báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến đại biểu.
- Cung cấp tài liệu liên quan cho đoàn chủ tịch đại hội để trả lời vấn đề do đại biểu đại hội yêu cầu.
- Chuẩn bị nội dung, tài liệu để tổ chức hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành công đoàn khóa mới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Để giải ngân vốn cho vay thì tổ chức tín dụng cho vay phải sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong trường hợp nào?
- Mức thu phí dịch vụ duy trì hệ thống kiểm tra chứng thư chữ ký số đối với dịch vụ chứng thực chữ ký số là bao nhiêu?
- Nghị định 55: Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vấn đề gì? Nhiệm vụ trong việc quản lý chuyển đổi số quốc gia?
- Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử có con dấu không? Cơ cấu tổ chức của Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử?
- Số lượng đại biểu chính thức dự đại hội đại biểu công đoàn cấp cơ sở? Thành phần đại biểu chính thức của đại hội?