Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
- Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng là người bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
- Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích không?
Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự thế nào?
Theo quy định tại điểm c khoản 2, khoản 4 Điều 237 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi điểm a khoản 59 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường như sau:
Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;
b) Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121% hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
...
Theo quy định trên, người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Sự cố môi trường (Hình từ Internet)
Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng là người bệnh nặng thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Căn cứ Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.
Theo đó, người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự bằng hình phạt tù là người bệnh nặng thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi sức khỏe được hồi phục.
Người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường chỉ gây thiệt hại về tài sản trị giá 5 tỷ đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích không?
Theo Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 về đương nhiên xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Như vậy, người vi phạm quy định về ứng phó sự cố môi trường gây thiệt hại 5 tỷ đồng sau khi chấp hành xong hình phạt tù và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm hoặc 03 năm (tùy theo mức phạt tù mà người này phải chấp hành) thì người này có thể đương nhiên được xóa án tích.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?
- Nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động? Quy định về việc xây dựng quan hệ lao động?
- Truyện 18+ là gì? Viết truyện 18+ có bị coi là vi phạm pháp luật? Nếu có thì có bị phạt tù không?