Người tổ chức thực hiện, người tham gia niêm phong vật chứng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có những nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Theo Điều 9 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng
1. Chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng.
2. Mời, triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng.
3. Kiểm tra vật chứng cần niêm phong.
4. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
5. Ký, ghi rõ họ tên vào giấy niêm phong; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào giấy niêm phong.
6. Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng (đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được) và dán giấy niêm phong,
7. Kiểm tra niêm phong của vật chứng.
8. Ký, ghi rõ họ tên vào biên bản niêm phong vật chứng; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào biên bản niêm phong vật chứng.
Theo đó, người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chủ trì thực hiện niêm phong vật chứng.
- Mời, triệu tập người tham gia niêm phong vật chứng.
- Kiểm tra vật chứng cần niêm phong.
- Chuẩn bị điều kiện cần thiết để niêm phong vật chứng.
- Ký, ghi rõ họ tên vào giấy niêm phong; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào giấy niêm phong.
- Đóng gói hoặc đóng kín vật chứng (đối với vật chứng đóng gói hoặc đóng kín được) và dán giấy niêm phong,
- Kiểm tra niêm phong của vật chứng.
- Ký, ghi rõ họ tên vào biên bản niêm phong vật chứng; chú thích họ tên người điểm chỉ (nếu có) vào biên bản niêm phong vật chứng.
Niêm phong vật chứng (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng?
Theo Điều 6 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:
Người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.
2. Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
3. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.
Theo đó, thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng được quy định như sau:
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.
- Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
- Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.
Người tham gia niêm phong vật chứng có trách nhiệm gì?
Theo Điêu 10 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người tham gia niêm phong vật chứng như sau:
Trách nhiệm của người tham gia niêm phong vật chứng
1. Có mặt tham gia niêm phong vật chứng khi có yêu cầu của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng.
2. Chứng kiến quá trình niêm phong vật chứng.
3. Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào giấy niêm phong vật chứng.
4. Tham gia kiểm tra niêm phong của vật chứng.
5. Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào biên bản niêm phong vật chứng.
Theo đó, người tham gia niêm phong vật chứng phải có trách nhiệm:
- Có mặt tham gia niêm phong vật chứng khi có yêu cầu của người tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng.
- Chứng kiến quá trình niêm phong vật chứng.
- Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào giấy niêm phong vật chứng.
- Tham gia kiểm tra niêm phong của vật chứng.
- Ký, ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ vào biên bản niêm phong vật chứng.
Những đối tượng nào được tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng?
Theo Điều 7 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về người tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:
Người tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Người tham gia niêm phong vật chứng:
a) Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
b) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
c) Người bào chữa (nếu có).
2. Người tham gia mở niêm phong vật chứng:
a) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
b) Người bào chữa (nếu xét thấy cần thiết);
c) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng (trong trường hợp cần thiết);
d) Đại diện cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong những trường hợp vật chứng được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
Theo đó, những đối tượng sau đây có thể được tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng:
Người tham gia niêm phong vật chứng:
- Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
- Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
- Người bào chữa (nếu có).
Người tham gia mở niêm phong vật chứng:
- Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
- Người bào chữa (nếu xét thấy cần thiết);
- Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi mở niêm phong vật chứng (trong trường hợp cần thiết);
- Đại diện cơ quan quản lý vật chứng được niêm phong trong những trường hợp vật chứng được bảo quản tại các cơ quan chuyên môn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?