Nguyên tắc niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định thế nào? Người nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?
- Nguyên tắc niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?
- Những vật chứng nào phải được niêm phong trong tố tụng hình sự?
- Người nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?
- Người tham gia niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự bao gồm những ai?
Nguyên tắc niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:
Nguyên tắc niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
2. Bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của Nghị định này.
3. Bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
Theo đó, nguyên tắc niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự là chỉ thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng khi có yêu cầu phục vụ hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.
Và bảo đảm đúng trình tự, thủ tục, hình thức, thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính nguyên vẹn của vật chứng.
Đồng thời bảo đảm nhanh chóng, kịp thời; bảo đảm tôn trọng lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Niêm phong vật chứng (Hình từ Internet)
Những vật chứng nào phải được niêm phong trong tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong như sau:
Vật chứng cần niêm phong và vật chứng không cần niêm phong
Mọi vật chứng sau khi thu thập phải được niêm phong, trừ các trường hợp sau:
1. Vật chứng là động vật, thực vật sống.
2. Vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
3. Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản.
4. Những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong.
Những vật chứng phải được niêm phong trong tố tụng hình sự là mọi vật chứng sau khi thu thập. Trừ những vật chứng là vật chứng là động vật, thực vật sống; vật chứng là tài liệu được đưa vào hồ sơ vụ án.
Những vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản; những vật chứng khác mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy không cần thiết phải niêm phong cũng không cần niêm phong.
Người nào có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng như sau:
Người tổ chức thực hiện niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên.
2. Cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
3. Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án.
Người có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự là Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên; cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Đồng thời người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đang thụ lý vụ án trong giai đoạn truy tố, xét xử, thi hành án cũng có thẩm quyền tổ chức thực hiện niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự.
Người tham gia niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự bao gồm những ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 127/2017/NĐ-CP quy định về người tham gia niêm phong vật chứng như sau:
Người tham gia niêm phong, mở niêm phong vật chứng
1. Người tham gia niêm phong vật chứng:
a) Người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng;
b) Người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có);
c) Người bào chữa (nếu có).
...
Như vậy, người tham gia niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự bao gồm người chứng kiến hoặc đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi thực hiện niêm phong vật chứng; và người bào chữa (nếu có).
Đồng thời người liên quan; đại diện cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm liên quan đến vật chứng được niêm phong (nếu có) cũng có thể tham gia niêm phong vật chứng trong tố tụng hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?