Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng không? Các bên không thỏa thuận được thời hạn bốc hàng thì giải quyết như thế nào?
- Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến như thế nào?
- Ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
- Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng không?
- Các bên không thỏa thuận được thời hạn bốc hàng thì giải quyết như thế nào?
- Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do lưu tàu?
Chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến như thế nào?
Theo Điều 176 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định chuyển giao quyền trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến như sau:
Người thuê vận chuyển có thể chuyển giao quyền theo hợp đồng cho người thứ ba mà không cần người vận chuyển đồng ý, nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến
Theo Điều 177 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định việc ký phát vận đơn trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến như sau:
Trường hợp vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến và người giữ vận đơn không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu các điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì các điều khoản này được áp dụng.
Bốc hàng
Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng không?
Theo Điều 178 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định cảng nhận hàng và nơi bốc hàng hợp đồng vận chuyển theo chuyến như sau:
- Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu biển đến cảng nhận hàng trong trạng thái sẵn sàng để nhận hàng đúng thời điểm và địa điểm; lưu tàu biển tại nơi bốc hàng theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
- Người vận chuyển đưa tàu biển đến nơi bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định. Nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển đến, rời, chờ đợi cùng với hàng hóa. Trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thỏa thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
- Trường hợp trong hợp đồng không có thỏa thuận cụ thể về nơi bốc hàng tại cảng nhận hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.
- Người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng. Người thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này.
Như vậy, người thuê vận chuyển có thể yêu cầu người vận chuyển thay đổi nơi bốc hàng, mặc dù nơi bốc hàng đã được ghi rõ trong hợp đồng. Người thuê vận chuyển phải thanh toán đầy đủ các chi phí liên quan đến việc thực hiện yêu cầu này.
Các bên không thỏa thuận được thời hạn bốc hàng thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 179 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định thời hạn bốc hàng như sau:
- Thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.
- Thời gian gián đoạn do người thuê vận chuyển gây ra, thời gian thay đổi nơi bốc hàng theo yêu cầu của người thuê vận chuyển được tính vào thời hạn bốc hàng.
- Thời gian gián đoạn do người vận chuyển gây ra, do các nguyên nhân bất khả kháng, điều kiện thời tiết làm ảnh hưởng đến việc bốc hàng đúng kỹ thuật hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc bốc hàng không được tính vào thời hạn bốc hàng.
- Người thuê vận chuyển có thể thỏa thuận với người vận chuyển về chế độ thưởng cho việc bốc hàng xong trước thời hạn hoặc phạt đối với việc bốc hàng quá thời hạn bốc hàng đã thỏa thuận.
Như vậy, thời hạn bốc hàng do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng tập quán địa phương.
Ai có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do lưu tàu?
Theo Điều 180 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
- Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận trong hợp đồng về thời gian cho phép kéo dài ngoài thời hạn bốc hàng quy định tại Điều 179 của Bộ luật này (sau đây gọi là thời hạn dôi nhật). Trường hợp trong hợp đồng không quy định cụ thể số ngày, giờ thì thời hạn dôi nhật được các bên liên quan xác định theo tập quán địa phương.
- Tiền thanh toán về thời hạn dôi nhật do các bên thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán địa phương. Trường hợp tập quán địa phương không có thì khoản tiền này được xác định trên cơ sở tổng chi phí thực tế để duy trì tàu biển và thuyền bộ trong thời hạn dôi nhật.
- Thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra gọi là thời gian lưu tàu. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
Như vậy, thời gian lưu tàu là thời gian tàu biển phải lưu lại cảng nhận hàng sau thời hạn bốc hàng và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra. Người vận chuyển có quyền đòi bồi thường các thiệt hại phát sinh do lưu tàu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng hứa thưởng là gì? Điều kiện để hợp đồng hứa thưởng có hiệu lực là gì theo quy định pháp luật?
- Tải mẫu bản tự kiểm điểm sử dụng cho bổ nhiệm lại Thẩm phán Mẫu số 4 Quyết định 866? Hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán?
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?