Người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước có cần phải có bằng cấp, chứng nhận để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước không?
Ai được phân công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 26/2020/NĐ-CP, việc phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhà nước được quy định như sau:
"Điều 7. Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
1. Văn phòng Trung ương và ban đảng; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
2. Các đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này; Tỉnh ủy, Thành ủy, Thị ủy, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại văn phòng hoặc đơn vị hành chính, tổng hợp.
3. Việc bố trí người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách, kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của lực lượng vũ trang, cơ yếu được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an."
Theo đó, mỗi cơ quan, tổ chức nhất định sẽ thực hiện trách nhiệm phân công người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ nhà nước cụ thể trong phạm vi quyền hạn của mình.
Người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước có cần phải có bằng cấp, chứng nhận để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước không?
Người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước có cần phải có bằng cấp, chứng nhận để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước không?
Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 26/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
"4. Người thực hiện nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước phải đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
a) Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ tiêu chuẩn chính trị, có kiến thức pháp luật và chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ bí mật nhà nước, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Có trách nhiệm giữ gìn bí mật nhà nước; phục tùng sự phân công, điều động của cơ quan, tổ chức và thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao."
Như vậy, để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, người được phân công phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể nêu trên. Trong số đó, không yêu cầu người được phân công thực hiện nhiệm vụ phải có bằng cấp hay chứng nhận riêng biệt, cụ thể nào.
Ai có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước?
Một trong những nguyên tắc bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 đó là:
"2. Bảo vệ bí mật nhà nước là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân."
Có thể thấy, trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước thuộc về mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân của nước ta.
Cụ thể, từ Điều 24 đến Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của từng đối tượng cụ thể như sau:
(1) Trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Xây dựng, đề xuất chủ trương, chính sách, kế hoạch và phương án bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện hợp tác quốc tế về bảo vệ bí mật nhà nước theo phân công của Chính phủ;
+ Quy định mẫu dấu chỉ độ mật, văn bản xác định độ mật, hình thức khác chỉ độ mật và mẫu giấy tờ về bảo vệ bí mật nhà nước.
- Văn phòng Trung ương Đảng và ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc trung ương; cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chủ tịch nước; Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Kiểm toán nhà nước; tỉnh ủy, thành ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Chủ trì xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản chuyên ngành liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định của Luật này;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế bảo vệ bí mật nhà nước của cơ quan, tổ chức, địa phương;
+ Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc;
+ Phân công người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước, thực hiện chế độ báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý và thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Ban Cơ yếu Chính phủ có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong lĩnh vực cơ yếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Tham mưu giúp Chính phủ xây dựng và phát triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, cung cấp và sử dụng sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước;
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 3 Điều này.
(2) Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
- Ban hành nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức, trừ cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này.
- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định của pháp luật và quy chế, nội quy về bảo vệ bí mật nhà nước trong cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo xử lý và kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra lộ, mất bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
- Tổ chức thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi người được phân công quản lý bí mật nhà nước thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu, từ trần hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước.
(3) Trách nhiệm của người tiếp cận, người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước
- Người tiếp cận bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức về bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Thực hiện các biện pháp bảo vệ bí mật nhà nước;
+ Sử dụng bí mật nhà nước đúng mục đích;
+ Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý bí mật nhà nước.
- Người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
+ Đề xuất người có thẩm quyền quyết định áp dụng các biện pháp để bảo vệ bí mật nhà nước do mình trực tiếp quản lý;
+ Trường hợp phát hiện vi phạm trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước thì người trực tiếp quản lý bí mật nhà nước phải có biện pháp xử lý và báo cáo người có trách nhiệm giải quyết, thông báo cho cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước biết để có biện pháp khắc phục;
+ Trước khi thôi việc, chuyển công tác, nghỉ hưu hoặc vì lý do khác mà không được phân công tiếp tục quản lý bí mật nhà nước thì phải bàn giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý và cam kết bảo vệ bí mật nhà nước đã quản lý.
Như vậy, trong hoạt động bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật quy định rõ ràng: trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước thuộc về mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân của nước ta. Theo đó, để thực hiện các nhiệm vụ chuyên trách và kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, cơ quan có thẩm quyền sẽ phân công cụ thể cho từng đối tượng để thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?