Người thất nghiệp là gì? Thanh niên thất nghiệp vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng? Chính sách hỗ trợ người thất nghiệp?
- Người thất nghiệp là gì? Người đang có việc làm là người như thế nào?
- Thanh niên thất nghiệp vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng? Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp? Số liệu thống kê mới nhất?
- Nhà nước có những chính sách nào dành cho người thất nghiệp khi tỷ lệ thất nghiệp đang ngày có xu hướng gia tăng?
Người thất nghiệp là gì? Người đang có việc làm là người như thế nào?
Khái niệm người thất nghiệp được quy định tại Mã số T0204 - Chỉ tiêu Tỷ lệ thất nghiệp Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg có thể hiểu như sau:
NỘI DUNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ CẤP TỈNH
...
T0204. Tỷ lệ thất nghiệp
1. Khái niệm, phương pháp tính
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố: Hiện không làm việc, đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc.
Người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu.
...
Theo đó "Người thất nghiệp" có thể hiểu là người từ đủ 15 tuổi trở lên mà trong thời kỳ tham chiếu có đầy đủ cả 03 yếu tố:
- Hiện không làm việc;
- Đang tìm kiếm việc làm;
- Sẵn sàng làm việc.
Người thất nghiệp còn là những người hiện không có việc làm và sẵn sàng làm việc nhưng trong thời kỳ tham chiếu không đi tìm việc do đã chắc chắn có một công việc hoặc một hoạt động sản xuất kinh doanh để bắt đầu sau thời kỳ tham chiếu.
Cũng theo quy định tại Mã số T0202 - Chỉ tiêu Số lao động có việc làm trong nền kinh tế Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg:
Lao động có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời gian tham chiếu có làm bất cứ việc gì (không bị pháp luật cấm) từ 01 giờ trở lên để tạo ra các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích được nhận tiền công, tiền lương hoặc để thu lợi nhuận.
Lao động có việc làm không bao gồm những người làm các công việc tự sản tự tiêu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tức là những người làm việc để tạo ra sản phẩm mà mục đích chủ yếu là để mình hoặc gia đình mình sử dụng.
Người có việc làm gồm cả những người không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trả lương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau thời gian không quá 01 tháng).
Ngoài ra, những trường hợp cụ thể sau đây cũng được coi là người có việc làm:
(1) Người đang tham gia các hoạt động tập huấn, đào tạo hoặc các hoạt động nâng cao kỹ năng do yêu cầu của công việc;
(2) Người học việc, tập sự (kể cả bác sỹ thực tập) làm việc và có nhận được tiền lương, tiền công;
(3) Sinh viên/học sinh/người nghỉ hưu trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
(4) Người đang tìm kiếm việc làm/người đăng ký hoặc người nhận bảo hiểm thất nghiệp nhưng trong thời kỳ tham chiếu có làm một công việc (không bao gồm công việc tự sản tự tiêu) từ 01 giờ trở lên để tạo thu nhập;
(5) Lao động gia đình: Những người làm việc vì mục đích để nhận tiền công, tiền lương hoặc lợi nhuận nhưng các khoản tiền lương, tiền công và lợi nhuận đó có thể không trả trực tiếp mà được tích lũy vào thu nhập chung của gia đình.
Lưu ý:
Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2024 Tải về do Tổng cục Thống kê như sau:
Lực lượng lao động và số người có việc làm trong quý II/2024 tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước, cụ thể như sau:
- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước quý II/2024 ước tính là 52,5 triệu người, tăng 148,6 nghìn người so với quý trước và tăng 217,3 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý II/2024 là 68,6%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
+ Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 52,5 triệu người, tăng 196,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 68,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý II/2024 là 28,1%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
+ Tính chung sáu tháng đầu năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ là 28%, tăng 1,4 điểm phần trăm, điều này cho thấy chất lượng nguồn lao động đang dần được nâng cao.
Tải về Xem chi tiết Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2024
Người thất nghiệp là gì? Thanh niên thất nghiệp vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng? Chính sách hỗ trợ người thất nghiệp? (Hình từ Internet)
Thanh niên thất nghiệp vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng? Công thức tính tỷ lệ thất nghiệp? Số liệu thống kê mới nhất?
Tỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa số người thất nghiệp so với lực lượng lao động, được quy định tại Mã số T0204 - Chỉ tiêu Tỷ lệ thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg cụ thể như sau:
Bên cạnh những điểm sáng, thị trường lao động quý I/2024 vẫn còn những khó khăn, khi tỷ lệ người thiếu việc làm trong độ tuổi lao động gia tăng. Theo số liệu từ Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý II và 6 tháng đầu năm 2024 Tổng cục Thống kê đưa ra cho thấy:
- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý II/2024 là 2,29%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2,01%.
- Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,68%; khu vực nông thôn là 2%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý II/2024 là 8,01%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
+ So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm.
+ Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp.
+ Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,19%; khu vực nông thôn là 6,86%. Trong quý II/2024, cả nước có khoảng 1,3 triệu thanh niên (từ 15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,2%.
+ Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn là 11,3%, khu vực thành thị là 8,5%; nữ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 11,5%; nam là 9,0%.
- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2024 là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, tăng 0,65 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,87%, tăng 0,4 điểm phần trăm.
Nhà nước có những chính sách nào dành cho người thất nghiệp khi tỷ lệ thất nghiệp đang ngày có xu hướng gia tăng?
Nhà nước có những chính sách nào dành cho người thất nghiệp khi tỷ lệ thất nghiệp đang ngày có xu hướng gia tăng cụ thể như sau:
(1) Trợ cấp thất nghiệp
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng được tính như sau:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng | = | 60% | x | Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước |
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013.
Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
(2) Bảo hiểm xã hội
Được tổ chức bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế và hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 51 Luật Việc làm 2013.
(3) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm
Người thất nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí theo quy định tại Điều 54 Luật Việc làm 2013.
(4) Hỗ trợ học nghề
Người thất nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
- Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc hồ sơ mời thầu mua thuốc qua mạng theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Được gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không? Hồ sơ yêu cầu gia hạn Giấy chứng nhận gồm những gì?
- Mẫu báo cáo thành tích đề nghị khen thưởng cuối năm dành cho tập thể giáo viên? Tải mẫu tại đâu?
- Đã lấy bằng lái xe ở nước ngoài thì khi về Việt Nam có phải thi để cấp lại hay không? Thủ tục như thế nào?