Người tham gia đấu giá tài sản có được nhận lại tiền đặt trước khi đã nộp nhưng không tham gia cuộc đấu giá hay không?
- Người tham gia đấu giá tài sản có cần nộp tiền đặt trước hay không? Nếu có thì mức nộp là bao nhiêu và nộp ở đâu?
- Người tham gia đấu giá tài sản có được nhận lại tiền đặt trước khi đã nộp nhưng không tham gia cuộc đấu giá hay không?
- Có được tổ chức đấu giá tài sản bằng hình thức đấu giá trực tuyến để tiến hành cuộc đấu giá hay không?
Người tham gia đấu giá tài sản có cần nộp tiền đặt trước hay không? Nếu có thì mức nộp là bao nhiêu và nộp ở đâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
1. Người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là năm phần trăm và tối đa là hai mươi phần trăm giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới năm triệu đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
...
Như vậy, người tham gia đấu giá phải nộp tiền đặt trước. Khoản tiền đặt trước do tổ chức đấu giá tài sản và người có tài sản đấu giá thỏa thuận, nhưng tối thiểu là 5% và tối đa là 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá.
Tiền đặt trước được gửi vào một tài khoản thanh toán riêng của tổ chức đấu giá tài sản mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp khoản tiền đặt trước có giá trị dưới 5.000.000 đồng thì người tham gia đấu giá có thể nộp trực tiếp cho tổ chức đấu giá tài sản. Người tham gia đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận thay thế tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng.
Người tham gia đấu giá tài sản có được nhận lại tiền đặt trước khi đã nộp nhưng không tham gia cuộc đấu giá hay không? (Hình từ Internet)
Người tham gia đấu giá tài sản có được nhận lại tiền đặt trước khi đã nộp nhưng không tham gia cuộc đấu giá hay không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tiền đặt trước và xử lý tiền đặt trước
....
6. Người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong các trường hợp sau đây:
a) Đã nộp tiền đặt trước nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng;
b) Bị truất quyền tham gia đấu giá do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều 9 của Luật này;
c) Từ chối ký biên bản đấu giá theo quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này;
d) Rút lại giá đã trả hoặc giá đã chấp nhận theo quy định tại Điều 50 của Luật này;
đ) Từ chối kết quả trúng đấu giá theo quy định tại Điều 51 của Luật này.
7. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.
8. Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều này thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Theo đó, người tham gia đấu giá tài sản sẽ không được nhận lại tiền đặt trước khi đã nộp nhưng không tham gia cuộc đấu giá, buổi công bố giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng.
Lưu ý:
- Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016, tổ chức đấu giá tài sản không được quy định thêm các trường hợp người tham gia đấu giá không được nhận lại tiền đặt trước trong Quy chế cuộc đấu giá.
- Tiền đặt trước quy định tại khoản 6 Điều 39 Luật Đấu giá tài sản 2016 thuộc về người có tài sản đấu giá. Trong trường hợp người có tài sản đấu giá là cơ quan nhà nước thì tiền đặt trước được nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản.
Có được tổ chức đấu giá tài sản bằng hình thức đấu giá trực tuyến để tiến hành cuộc đấu giá hay không?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá
1. Tổ chức đấu giá tài sản thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn một trong các hình thức sau đây để tiến hành cuộc đấu giá:
a) Đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá;
b) Đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu giá;
c) Đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp;
d) Đấu giá trực tuyến.
2. Phương thức đấu giá bao gồm:
a) Phương thức trả giá lên;
b) Phương thức đặt giá xuống.
3. Hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.
4. Chính phủ quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, tổ chức đấu giá tài sản có thể thỏa thuận với người có tài sản đấu giá lựa chọn hình thức đấu giá trực tuyến để tiến hành cuộc đấu giá.
Lưu ý: hình thức đấu giá, phương thức đấu giá phải được quy định trong Quy chế cuộc đấu giá và công bố công khai cho người tham gia đấu giá biết.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu biên bản họp Hội đồng thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ đối với công ty TNHH một thành viên là mẫu nào?
- Tứ hành xung là gì? Các tuổi xung khắc nhau trong 12 con giáp là tuổi nào? Xem bói toán có phải mê tín không?
- 5+ mẫu viết đoạn văn tả bạn thân lớp 5 ngắn gọn điểm cao? Quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
- Xe mô tô có phải là xe gắn máy không? Xe mô tô được cấp những loại giấy phép lái xe nào theo quy định?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về giao thông 2025 là bao lâu? Các hình thức xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ?