Người sử dụng lao động có quyền cấm người lao động nữ kết hôn hay không? Người sử dụng lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này?
Người sử dụng lao động có được quy định về thời hạn kết hôn của lao động nữ trong hợp đồng lao động không?
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Theo Điều 15 Bộ luật Lao động 2019 về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định:
"Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động
1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội."
Vậy từ những căn cứ trên, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ lao động dựa trên nguyên tắc tự do, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Do đó, trong trường hợp của bạn, bạn đã ký hợp đồng lao động với điều khoản "trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động nữ không được lấy chồng và sinh con" và đi làm được 2 năm có nghĩa là đã chấp nhận đồng ý với những thỏa thuận và quy định trong hợp đồng lao động. Vì thế việc thỏa thuận "trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động nữ không được lấy chồng và sinh con" trong hợp đồng lao động thì pháp luật không cấm.
Người sử dụng lao động cấm lao động nữ kết hôn
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào?
Theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động như sau:
"Điều 36. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 31 của Bộ luật này;
đ) Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
e) Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
g) Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
..."
Đồng thời tại khoản 1 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Vậy người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 hoặc có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu như trong hợp đồng lao động có thỏa thuận quy định điều khoản chấm dứt hợp đồng lao động.
Người sử dụng lao động có được lấy lý do lao động nữ kết hôn để chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo quy định tại Điều 137 Bộ Luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 137. Bảo vệ thai sản
...
3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.”
Như vậy, dựa vào quy định trên thì người sử dụng lao động không được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, sinh con. Do vậy, việc công ty lấy lý do vi phạm thỏa thuận "trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bắt đầu làm việc, người lao động nữ không được lấy chồng và sinh con" để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là trái quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?