Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?

Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không? Tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp là gì?

Người quản lý doanh nghiệp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt trong mọi trường hợp đúng không?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...

Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này, bao gồm:
...
đ) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
...

Ngoài ra, theo khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 có giải thích về người quản lý doanh nghiệp như sau:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Theo đó, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?

Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không? (hình từ internet)

Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?

Mức đóng của người lao động là người quản lý doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ theo khoản 1 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...

Như vậy, người lao động không phân biệt người quản lý doanh nghiệp hay công nhân thì đều đóng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tiền lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người quản lý doanh nghiệp là gì?

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.

Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.

Người quản lý doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có phải đóng nhiều hơn so với công nhân không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm trong bao lâu thì được xem xét bổ nhiệm?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước nghiện ma túy thì có bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc hay không?
Pháp luật
Mỗi hành vi vi phạm của người quản lý doanh nghiệp nhà nước có thể bị xử lý nhiều lần bằng nhiều hình thức kỷ luật không?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước có 2 năm liên tiếp xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ có bị xem xét miễn nhiệm?
Pháp luật
Những ai được gọi là người quản lý doanh nghiệp? Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn có được làm người quản lý công ty không?
Pháp luật
Tiền lương, thù lao của người quản lý công ty TNHH một thành viên có được tính vào chi phí kinh doanh của công ty không?
Pháp luật
Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người quản lý doanh nghiệp thì phải báo trước bao lâu?
Pháp luật
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm y tế không? Nếu có thì hàng tháng phải đóng bao nhiêu?
Pháp luật
Việc đề xuất chủ trương bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người quản lý doanh nghiệp
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
92 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người quản lý doanh nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào