Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Chế tạo bao nhiêu quả đạn pháo thì bị xem là người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn?
- Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo bị phạt tù bao nhiêu năm?
- Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo là tội phạm loại nào?
Chế tạo bao nhiêu quả đạn pháo thì bị xem là người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn?
Vật phạm pháp có số lượng lớn được hướng dẫn tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 03/2022/NQ-HĐTP như sau:
Về một số tình tiết định khung hình phạt
1. “Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn” quy định tại điểm g khoản 2 Điều 304 của Bộ luật Hình sự:
a) Súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên: từ 03 đến 10 khẩu;
b) Đạn bộ binh cỡ 11,43 ly trở xuống: từ 301 đến 1.000 viên;
c) Đạn súng máy cao xạ cỡ 12,7 ly đến 25 ly: từ 201 đến 600 viên;
d) Bom, mìn, lựu đạn: từ 06 đến 20 quả;
đ) Súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu: từ 01 đến 05 khẩu;
e) Súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân: từ 01 đến 02 khẩu;
g) Đạn cối, đạn pháo: từ 01 đến 10 quả;
h) Thủy lôi: từ 01 đến 02 quả;
i) Vật phạm pháp có giá trị từ 10.000.000 đến dưới 200.000.000 đồng;
k) Vật phạm pháp khác có số lượng lớn theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo từ 01 đến 10 quả đạn pháo thì xem là vật phạm pháp có số lượng lớn.
Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng (Hình từ Internet)
Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo bị phạt tù bao nhiêu năm?
Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo bị phạt tù theo quy định tại khoản 2 Điều 304 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 106 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
c) Làm chết người;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
h) Tái phạm nguy hiểm.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Theo quy định trên, người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo được xem là phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng lớn nên có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo là tội phạm loại nào?
Căn cứ vào Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, người phạm tội chế tạo trái phép vũ khí quân dụng chế tạo số lượng lớn đạn pháo có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nên phân loại tội phạm rất nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế có thế gửi văn bản đề nghị xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bằng hình thức nào?
- Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng do ai bổ nhiệm?
- Trách nhiệm của Bộ Khoa học và công nghệ về sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào theo quy định?
- Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng từ 25/12/2024 gồm những gì?