Người nhiễm HIV có được che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh hay không?
- Người nhiễm HIV có được che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh hay không?
- Người nhiễm HIV che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?
- Người nhiễm HIV cố ý lây truyền HIV cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Người nhiễm HIV có được che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh hay không?
Người nhiễm HIV có được che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh hay không? (Hình từ Internet)
Theo điểm d khoản 1 Điều 4 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, người nhiễm HIV có quyền được giữ bí mật riêng tư liên quan đến HIV/AIDS.
Tuy nhiên, theo Điều 30 Luật Phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006, người nhiễm HIV phải có trách nhiệm thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho người có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV tại các cơ sở y tế, bao gồm trưởng khoa, trưởng phòng, điều dưỡng viên trưởng nơi người nhiễm HIV điều trị, nhân viên y tế được giao trách nhiệm trực tiếp điều trị, chăm sóc cho người nhiễm HIV tại cơ sở y tế
Đồng thời, những người này có trách nhiệm giữ bí mật kết quả xét nghiệm HIV dương tính của người bệnh.
Như vậy, người nhiễm HIV phải thông báo tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh, người có trách nhiệm chăm sóc khi đến khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Người nhiễm HIV che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, nghiêm cấm hành vi cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
Theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về các hành vi vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:
Vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế;
b) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sau khi ra viện hoặc kết thúc việc điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
c) Không tư vấn về các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm cho người bệnh và người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
...
Tại điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định hành vi không khai báo hoặc khai báo không trung thực diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế là một hành vi vi phạm quy định về phòng lây nhiễm bệnh truyền nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và sẽ bị xử phạt hành chính.
Như vậy, người nhiễm HIV che giấu tình trạng dương tính HIV của mình với bác sĩ trực tiếp khám chữa bệnh có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Người nhiễm HIV cố ý lây truyền HIV cho người khác có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Theo Điều 148 Bộ luật Hình sự 2015 (bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội lây truyền HIV cho người khác như sau:
Tội lây truyền HIV cho người khác
1. Người nào biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 18 tuổi nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 145 của Bộ luật này;
c) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
d) Đối với thầy thuốc hoặc nhân viên y tế trực tiếp chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân .
Như vậy, người nhiễm HIV có hành vi lây truyền HIV cho người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt như sau:
- Khung hình phạt thứ 1: phạt tù từ 01 năm đến 03 năm (trừ trường hợp nạn nhân đã biết về tình trạng nhiễm HIV của người bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục).
- Khung hình phạt thứ 2: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Bên cạnh đó theo Điều 149 Bộ luật Hình sự 2015 (bị thay thế bởi Điểm e Khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội cố ý lây truyền HIV cho người khác như sau:
Tội cố ý truyền HIV cho người khác
1. Người nào cố ý truyền HIV cho người khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
c) Đối với người dưới 18 tuổi;
d) Đối với từ 02 người đến 05 người;
đ) Lợi dụng nghề nghiệp;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
b) Đối với 06 người trở lên;
c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
d) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nhiễm HIV có hành vi cố ý truyền HIV cho người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt như sau:
- Khung hình phạt thứ 1: phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 148 của Bộ luật Hình sự 2015).
- Khung hình phạt thứ 2: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
- Khung hình phạt tứ 3: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tùy vào từng tình huống cụ thể mà cơ quan có chức năng sẽ có thể truy cứu theo các quy định nói trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ trực Tết của bảo vệ công ty 2025 như thế nào? Nhân viên bảo vệ có được hưởng tiền lương làm thêm giờ ngày nghỉ Tết không?
- Phân tích bài thơ Tết đang vào nhà lớp 1 ngắn gọn? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay là gì?
- Link đăng ký https thinangluc vnuhcm edu vn kỳ thi Đánh giá năng lực 2025 TPHCM ĐHQG như thế nào?
- Chính sách nghỉ thôi việc theo Nghị định 178 của cán bộ công chức cấp xã được tính như thế nào?
- Cúng ông táo giờ nào? Cúng ông táo Tết Ất Tỵ vào thứ mấy? Cúng ông táo có phải là hoạt động mê tín dị đoan?