Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 387 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định như sau:
Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử, chấp hành án phạt tù
1. Người nào đánh tháo người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 119 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải;
d) Đánh tháo người bị kết án về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc người bị kết án tử hình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo quy định trên thì người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm
Ngoài ra, thì người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt bao nhiêu năm tù? (Hình từ Internet)
Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và điểm a khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
…
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
s) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải
t) Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án
u) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
v) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
…
Như vậy, theo quy định trên thì người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù nhưng có thành tích xuất sắc trong công tác thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù đã chấp hành xong hình phạt tù thì đương nhiên được xóa án tích khi nào?
Căn cứ tại Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015, có quy định về đương nhiêu được xóa án tích như sau:
Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Người lợi dụng quyền hạn phạm tội đánh tháo người đang chấp hành án phạt tù thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
Do đó, người bị kết án đối với tội này sẽ đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 03 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thể lệ cuộc thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 thế nào?
- Có nhiều hộ gia đình có chung quyền sử dụng một thửa đất ở bị thu hồi được giao thêm đất theo Luật Đất đai mới đúng không?
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?