Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?

Cho tôi hỏi người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không? Trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động có cần lấy ý kiến của người sử dụng lao động không? Câu hỏi của anh T.P.K từ Long An.

Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?

Tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về đình công như sau:

Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Về việc xử lý vi phạm trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp được quy định tại khoản 2 Điều 217 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Xử lý vi phạm
1. Người nào có hành vi vi phạm quy định của Bộ luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Khi đã có quyết định của Tòa án về cuộc đình công là bất hợp pháp thì người lao động đang tham gia đình công phải ngừng ngay đình công và trở lại làm việc; nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
3. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự, an toàn công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tùy theo mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trường hợp cuộc đình công diễn ra được xác định là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo cuộc đình công sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Người lao động đang tham gia đình công bất hợp pháp có trách nhiệm ngừng ngay đình công và trở lại làm việc.

Nếu người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không?

Người lao động tham gia đình công bất hợp pháp thì có phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)

Trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động có cần lấy ý kiến của người sử dụng lao động không?

Việc lấy ý kiến về cuộc đình công được quy định tại khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Lấy ý kiến về đình công
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.

Theo quy định thì trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.

Như vậy, trước khi tiến hành cuộc đình công, tổ chức đại diện người lao động không phải lấy ý kiến của người sử dụng lao động.

Những hành vi nào bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công?

Căn cứ Điều 208 Bộ luật Lao động 2019 quy định, thì các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công bao gồm:

(1) Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc.

(2) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

(3) Xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

(4) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

(5) Trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

(6) Lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Đình công
Người lao động Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trường hợp ngày nhận lương của nhân viên rơi vào dịp lễ tết thì xử lý như thế nào? Nguyên tắc trả lương được quy định như thế nào?
Pháp luật
Đủ tuổi nghỉ hưu thì hợp đồng lao động có bị chấm dứt không? Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu có cần báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng?
Pháp luật
Người lao động có được gộp ngày phép trong năm để nghỉ dồn 1 lần hay không? Người lao động có những ngày nào được nghỉ hưởng nguyên lương?
Pháp luật
Mẫu thông báo xét thưởng 6 tháng đầu năm cho người lao động mới nhất? Việc xét thưởng 6 tháng đầu năm được thực hiện ở thời điểm nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty?
Pháp luật
Người lao động Việt Nam có thể nhận lương bằng ngoại tệ không? Người sử dụng lao động có thể trả lương cho người nước ngoài theo tuần được không?
Pháp luật
Căn cứ vào đâu để xác định thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường?
Pháp luật
Mẫu danh sách đơn vị, người lao động vi phạm pháp luật về lao động do không thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động là mẫu nào?
Pháp luật
Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là mẫu nào? Khi có hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì thời gian xuất cảnh khi nào?
Pháp luật
Ngày 21 tháng 6 năm 2024 có phải là Ngày Hạ chí không? Ngày Hạ chí 2024 người lao động có được nghỉ làm việc không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đình công
425 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đình công Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào