Người lao động có được mua thêm cổ phần từ doanh nghiệp cổ phần hóa khi đã mua đủ định mức 100 cổ phần hay không?

Doanh nghiệp tôi vừa thực hiện cổ phần hóa, tôi có mua được 100 cổ phần với giá ưu đãi, với số cổ phần này tôi có thể đem bán lại được không? Tôi đã mua đủ định mức 100 cổ phần nhưng nếu muốn sở hữu thêm nữa thì có cách nào hay không? Câu hỏi câu hỏi của anh Toàn từ Nghệ An

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa có được bán số cổ phần mua được với giá ưu đãi không?

Căn cứ khoản 1 Điều 42 Nghị định 126/NĐ-CP quy định về việc người lao động được phép mua cổ phần với giá ưu đãi như sau:

Chính sách bán cổ phần cho người lao động
1. Cổ phần bán với giá ưu đãi cho người lao động
a) Đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi bao gồm:
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
- Người lao động của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đã được cử xuống làm đại diện phần vốn tại các doanh nghiệp khác chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác.
- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cấp II (chưa được hưởng chính sách mua cổ phần ưu đãi tại các doanh nghiệp khác) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
b) Các đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
c) Đối với người lao động đại diện cho hộ gia đình nhận khoán (mỗi hộ gia đình nhận khoán cử một người lao động đại diện) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa có hợp đồng nhận khoán ổn định lâu dài với công ty nông, lâm nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế đã nhận khoán với công ty với giá bán bằng 60% giá trị 01 cổ phần tính theo mệnh giá (10.000 đồng/cổ phần).
d) Khoản chênh lệch giữa giá bán cho người lao động so với mệnh giá cổ phần theo quy định tại khoản 1 Điều này được trừ vào giá trị phần vốn nhà nước khi quyết toán tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần.
đ) Số cổ phần bán với giá ưu đãi theo quy định tại khoản này, người lao động phải nắm giữ và không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi.

Theo quy định thì pháp luật không nghiêm cấm việc đối tượng người lao động làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa bán đi số cổ phần đang nắm giữ.

Tuy nhiên, có hạn chế đối với việc người lao động bán số cố phần này. Trong vòng 03 năm kể từ thời điểm nộp tiền mua cổ phần ưu đãi người lao động phải giữ và không được chuyển nhượng, hết thời hạn trên thì việc chuyển nhượng cổ phần của người lao động sẽ không còn hạn chế.

Người lao động có được mua thêm cổ phần từ doanh nghiệp cổ phần hóa khi đã mua đủ định mức 100 cổ phần hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 42 Nghị định 126/NĐ-CP quy định về việc mua thêm cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa đối với đối tượng người lao động như sau:

Chính sách bán cổ phần cho người lao động
...
2. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa, thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng và có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu) sẽ được mua thêm cổ phần theo quy định sau:
a) Mua thêm theo mức 200 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 2.000 cổ phần cho một người lao động.
Riêng người lao động là các chuyên gia giỏi, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao được mua thêm theo mức 500 cổ phần/01 năm cam kết làm việc tiếp trong doanh nghiệp nhưng tối đa không quá 5.000 cổ phần cho một người lao động. Doanh nghiệp cổ phần hóa căn cứ đặc thù ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của mình xây dựng và quyết định các tiêu chí để xác định chuyên gia giỏi, có trình độ nghiệp vụ cao và phải được nhất trí thông qua tại Hội nghị người lao động của doanh nghiệp trước khi cổ phần hóa.
b) Giá bán cổ phần cho người lao động mua thêm quy định tại điểm a khoản này là giá khởi điểm được cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt trong phương án cổ phần hóa.
c) Mỗi một người lao động chỉ được hưởng quyền mua thêm cổ phần theo một mức xác định tại điểm a khoản này.
...

Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ được mua thêm cổ phần nếu tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu):

- Người lao động thuộc đối tượng doanh nghiệp cần sử dụng.

- Người lao động có cam kết làm việc lâu dài cho doanh nghiệp trong thời hạn ít nhất là 03 năm.

Người lao động có được mua thêm cổ phần từ doanh nghiệp cổ phần hóa khi đã mua đủ định mức 100 cổ phần hay không?

Người lao động có được mua thêm cổ phần từ doanh nghiệp cổ phần hóa khi đã mua đủ định mức 100 cổ phần hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động được phép mua thêm cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa sẽ tiến hành mua theo phương thức nào?

Căn cứ khoản 4 Điều 42 Nghị định 126/NĐ-CP quy định về phương thức mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa đối với người lao động làm việc tại doanh nghiệp có nhu cầu mua thêm như sau:

Chính sách bán cổ phần cho người lao động
...
4. Người lao động có nhu cầu mua thêm cổ phần ngoài số cổ phần được mua theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện đăng ký mua đấu giá công khai theo quy định như các nhà đầu tư khác.

Như vậy, người lao động làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa đủ điều kiện để mua thêm cổ phần sẽ tiến hành mua theo phương thức đấu giá công khai.

Doanh nghiệp cổ phần hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Khi tính giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa có bao gồm các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi không?
Pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa chọn tổ chức tư vấn nước ngoài để xác định giá trị doanh nghiệp thì có được không?
Pháp luật
Việc bàn giao doanh nghiệp cổ phần hóa sang công ty cổ phần cần sự có mặt của những đối tượng nào?
Pháp luật
Việc kiểm kê tài sản được doanh nghiệp cổ phần hóa thực hiện vào thời điểm nào? Tài sản đã được kiểm kê cần phân loại ra sao?
Pháp luật
Công tác xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa trùng với thời điểm kết thúc năm tài chính thì doanh nghiệp cần xử lý ra sao?
Pháp luật
Doanh nghiệp cổ phần hóa công bố thông tin về quá trình cổ phần hóa thì có cần phải gửi thông tin về Bộ Tài chính không?
Pháp luật
Có bao nhiêu phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được tổ chức tư vấn cổ phần hóa áp dụng hiện nay?
Pháp luật
Để tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển số nợ phải trả thành vốn góp cổ phần không?
Pháp luật
Nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của doanh nghiệp cổ phần hóa thì cần đặt cọc trước bao nhiêu giá trị cổ phần đăng ký mua?
Pháp luật
Việc bán cổ phần theo phương thức thỏa thuận trực tiếp cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa cần được hoàn thành trong thời gian bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp cổ phần hóa
1,464 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp cổ phần hóa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào