Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt có nội dung thế nào?

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Khi thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam việc huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA do cơ quan nào quyết định? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt?

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 172/2024/QH15 có quy định về hình thức đầu tư của dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam như sau:

Điều 2
1. Mục tiêu:
Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Bắc - Nam, bảo đảm kết nối hiệu quả các hành lang Đông - Tây và các nước trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng.
2. Phạm vi, quy mô, hình thức đầu tư:
a) Phạm vi: Dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541 km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Thủ đô Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (Thành phố Hồ Chí Minh), đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm: Thủ đô Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh;
b) Quy mô: đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435 mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 05 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết;
c) Hình thức đầu tư: đầu tư công.
...

Theo đó, tại Nghị quyết 172/2024/QH15 có quy định thì dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sẽ thuộc hình thức đầu tư công.

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt có nội dung thế nào?

Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)

Khi thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam việc huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA do cơ quan nào quyết định?

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 172/2024/QH15 có quy định như sau:

Điều 3
Dự án được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt sau đây:
1. Trong quá trình thực hiện Dự án, Thủ tướng Chính phủ được quyết định:
a) Phát hành trái phiếu Chính phủ để bổ sung dự toán và kế hoạch đầu tư hằng năm cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hằng năm không đáp ứng tiến độ;
b) Huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện Dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài; áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài;
c) Sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác cho Dự án trong trường hợp dự toán ngân sách nhà nước bố trí hằng năm không đáp ứng tiến độ. Việc sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi không phải thực hiện theo thứ tự ưu tiên theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
...

Như vậy, trong quá trình thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thì Thủ tướng Chính phủ là cơ quan được quyết định việc huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài để thực hiện Dự án và không phải lập Đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài.

Ngoài ra, khi thực hiện dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định hoặc đã có quy định nhưng khác với quy định của nhà tài trợ nước ngoài.

Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Đường sắt 2017 có quy định như sau:

Theo đó, ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể như sau:

(1) Kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh vận tải đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị và công nghiệp đường sắt là các ngành, nghề ưu đãi đầu tư.

(2) Tổ chức, cá nhân hoạt động đường sắt được hưởng ưu đãi, hỗ trợ như sau:

- Giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; miễn tiền thuê đất đối với diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng, công trình công nghiệp đường sắt;

- Căn cứ vào khả năng nguồn lực thực tế, Nhà nước cho vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư ưu đãi từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước hoặc được cấp bảo lãnh Chính phủ về vốn vay theo quy định của pháp luật về quản lý nợ công đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; đầu tư mua sắm phương tiện giao thông đường sắt, máy móc, thiết bị phục vụ duy tu bảo dưỡng đường sắt; phát triển công nghiệp đường sắt;

- Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, kinh doanh đường sắt đô thị, công nghiệp đường sắt được hưởng ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện giao thông đường sắt, nguyên liệu, vật tư dùng để chế tạo máy móc, thiết bị hoặc để chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng của máy móc, thiết bị cần thiết cho hoạt động đường sắt và vật tư cần thiết cho xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt mà trong nước chưa sản xuất được.

(3) Tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị được Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí giải phóng mặt bằng đối với đất dành cho đường sắt để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt.

(4) Tổ chức, cá nhân kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt được dành riêng dải tần số vô tuyến điện phục vụ công tác điều hành giao thông vận tải đường sắt và hệ thống cung cấp điện sức kéo phục vụ chạy tàu.

Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số dân tái định cư đối với Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam sơ bộ? 4 quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam thuộc hình thức đầu tư nào? Ưu đãi, hỗ trợ trong hoạt động đường sắt có nội dung thế nào?
Pháp luật
Bao giờ hoàn thành Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam? Trong quá trình thực hiện, Thủ tướng Chính phủ được quyết định điều gì?
Pháp luật
Sơ bộ tổng nhu cầu sử dụng đất của Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
Pháp luật
Đường sắt cao tốc Bắc Nam là gì? Chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam theo Nghị quyết 172?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam dự kiến hoàn thành vào năm 2035 theo Nghị quyết 172 có đúng không?
Pháp luật
Phạm vi Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam trải qua tỉnh thành nào? Diện tích và quy mô dân số tỉnh thành khi dự án đi qua?
Pháp luật
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam: 1.713.548 tỷ đồng là tổng vốn đầu tư của dự án theo Nghị quyết 172 có đúng không?
Pháp luật
Tổng mức đầu tư sơ bộ dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam hiện nay là bao nhiêu theo Nghị quyết 172?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đường sắt cao tốc bắc nam
9 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào