Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?

Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động Bộ Công thương phải xưng như thế nào? Người lao động Bộ Công thương không giữ chắc vụ lãnh đạo ứng xử với đồng nghiệp dựa trên những quy tắc nào?

Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 về quy tắc trang phục, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương như sau:

Trang phục, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động
1. Khi làm việc tại công sở và trong thời gian thực thi nhiệm vụ, công vụ, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải mặc trang phục gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của ngành và thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đối với những ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì phải thực hiện theo quy định riêng.
2. Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, hòa nhã, khiêm tốn, lễ phép, tôn trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
3. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải tuân thủ quy định về thời gian làm việc tại cơ quan; sắp xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng hoặc không được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
4. Giữ gìn vệ sinh nơi công sở và nơi làm việc; không thắp hương, không lưu trữ các hình ảnh, nội dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống Đảng, Nhà nước.
5. Không làm việc riêng, gây mất trật tự trong giờ làm việc; không hút thuốc tại nơi làm việc; không sử dụng rượu, bia ngay trước và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc; không nghe nhạc, chơi điện tử và các thiết bị giải trí cá nhân trong giờ làm việc.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì người lao động Bộ Công thương không được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc cũng như trước và trong giờ làm việc.

Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?

Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi giao tiếp qua điện thoại người lao động Bộ Công thương phải xưng như thế nào?

Theo quy định tại Điều 7 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 về quy tắc trang phục, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Bộ Công thương như sau:

Giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội
1. Khi giao tiếp qua điện thoại, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.
2. Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định, thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.
...

Như vậy, khi giao tiếp qua điện thoại, người lao động Bộ Công thương phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác.

Đồng thời, phải trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt điện thoại đột ngột.

Người lao động Bộ Công thương không giữ chắc vụ lãnh đạo ứng xử với đồng nghiệp dựa trên những quy tắc nào?

Theo quy định tại Điều 6 Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 1239/QĐ-BCT năm 2023 về quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động Bộ Công thương như sau:

Ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và người lao động
1. Tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không né tránh, thoái thác nhiệm vụ.
2. Trong giao tiếp và thi hành nhiệm vụ, công vụ, cấp dưới phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cấp trên; chủ động, thẳng thắn, chân thành đóng góp ý kiến với cấp trên để kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế; không được lợi dụng việc phát biểu ý kiến, việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín, danh dự của cấp trên và đồng nghiệp; không nịnh bợ, lấy lòng cấp trên vì động cơ không trong sáng.
3. Chủ động nghiên cứu, tham mưu về lĩnh vực chuyên môn được phân công theo dõi và công việc được giao; sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
4. Đối với đồng nghiệp:
- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức; không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.
- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan; có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Như vậy, khi người lao động Bộ Công thương ứng xử với đồng nghiệp dựa trên những quy tắc sau:

- Phải có tinh thần, thái độ hợp tác, phối hợp, tương trợ trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ;

- Không bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ của cơ quan, tổ chức;

- Không to tiếng, cãi nhau, đánh nhau nơi cơ quan, công sở.

- Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp;

- Cởi mở, chân thành, thân thiện, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của đồng nghiệp, của tập thể;

- Thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan;

- Có thái độ trung thực, thân thiện, hợp tác, tôn trọng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Bộ Công Thương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Viên chức Bộ Công thương có được thắp nhang tại nơi làm việc không? Khi sử dụng mạng xã hội thì viên chức không được thực hiện hoạt động nào?
Pháp luật
Người lao động Bộ Công thương có được uống rượu bia vào giờ nghỉ trưa của ngày làm việc không? Khi giao tiếp qua điện thoại phải xưng như thế nào?
Pháp luật
Bộ Công Thương có được ra quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ khi không có bên yêu cầu không?
Pháp luật
Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không?
Pháp luật
Bộ Công Thương hay Bộ Tài chính có trách nhiệm công bố trên trang thông tin điện tử của mình giá điều hành các mặt hàng xăng dầu?
Pháp luật
Bộ Công thương có được thực hiện các công việc liên quan đến giải quyết các tranh chấp về các vụ kiện phòng vệ thương mại tại WTO hay không?
Pháp luật
Ai có quyền cách chức Thứ trưởng Bộ Công Thương? Thứ trưởng Bộ Công Thương thực hiện các nhiệm vụ nào?
Pháp luật
Chánh Văn phòng Bộ Công Thương được hưởng phụ cấp chức vụ bao nhiêu? Trách nhiệm của Chánh Văn phòng Bộ?
Pháp luật
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương thì cần đảm nhiệm qua các chức vụ nào?
Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Công Thương là ai? Để trở thành Thứ trưởng Bộ Công Thương phải có năng lực như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công Thương
96 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Công Thương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào