Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp? Có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
- Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp?
- Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
- Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp?
Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình độ chuyên môn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý hoặc dầu khí.
2. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
3. Chỉ huy nổ mìn phải có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật, cụ thể như sau:
a) Đối với chuyên ngành kỹ thuật: Vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất, xây dựng công trình, giao thông, thủy lợi, địa vật lý, dầu khí hoặc khoan nổ mìn. Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 01 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng;
b) Đối với chuyên ngành kỹ thuật khác quy định tại điểm a Khoản này, chỉ huy nổ mìn phải có thời gian trực tiếp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tối thiểu 02 năm đối với người có trình độ đại học trở lên và tối thiểu 03 năm đối với người có trình độ trung cấp, cao đẳng.
4. Thợ mìn phải có trình độ từ sơ cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm a Khoản 3 Điều này hoặc từ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành quy định tại điểm b Khoản 3 Điều này. Thợ mìn phải có thời gian làm công việc phục vụ nổ mìn tối thiểu 06 tháng.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật: Hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa học về thuốc phóng, thuốc nổ, công binh, khai thác mỏ, kỹ thuật mỏ, địa chất hoặc khoan nổ mìn.
Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp phải có trình độ cao đẳng hay trung cấp? (Hình từ Internet)
Người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp có phải tham gia huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp không?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Người quản lý.
2. Người lao động trực tiếp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
3. Người được giao quản lý kho vật liệu nổ công nghiệp.
4. Chỉ huy nổ mìn.
5. Thợ mìn.
6. Người phục vụ; người áp tải, điều khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
7. Người làm công tác phân tích, thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp.
Theo đó, người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp thuộc đối tượng phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Cơ quan nào có quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người làm công tác thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 71/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
1. Cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, giấy phép dịch vụ nổ mìn tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý vật liệu nổ công nghiệp chủ trì tổ chức kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng thuộc tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và dịch vụ nổ mìn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng.
Như vậy, cơ quan cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, giấy phép kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Nghị định này thuộc thẩm quyền cấp phép, trừ các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?