Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào và được hưởng các chế độ nào?

Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm lấy kinh phí từ đâu? Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào và được hưởng các chế độ nào? Xin cảm ơn! Trên đây là một vài thắc mắc của Thanh Huyền ở Long Thành.

Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, điểm e khoản 1 Điều 30 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định về đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm như sau:

Đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Nhà nước có kế hoạch và ưu tiên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Theo đó, người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được đào tạo, bồi dưỡng như sau:

- Nhà nước có kế hoạch và ưu tiên đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ nào?

Theo Điều 59 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định về chế độ đối với người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch cụ thể:

Chế độ đối với người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch
1. Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.
2. Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.
3. Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
4. Thủ tướng Chính phủ quy định cụ thể các chế độ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Theo đó, người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và người tham gia chống dịch bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ sau:

- Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được hưởng các chế độ phụ cấp nghề nghiệp và các chế độ ưu đãi khác.

- Người tham gia chống dịch được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch và được hưởng chế độ rủi ro nghề nghiệp khi bị lây nhiễm bệnh.

- Trong quá trình chống dịch, khi người tham gia chống dịch dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm lấy kinh phí từ đâu?

Theo Điều 60 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định cụ thể:

Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm
1. Kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước;
b) Vốn viện trợ;
c) Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
2. Hằng năm, Nhà nước bảo đảm đủ, kịp thời ngân sách cho các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Ngân sách phòng, chống bệnh truyền nhiễm không được sử dụng vào mục đích khác.

Như vậy, kinh phí cho công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm bao gồm:

- Ngân sách nhà nước;

- Vốn viện trợ;

- Các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.

Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm

Người làm công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm được đào tạo, bồi dưỡng như thế nào và được hưởng các chế độ nào?

(Hình từ Internet)

Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 62 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 quy định như sau:

Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch
1. Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch khác.
2. Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Theo đó, quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm được pháp luật quy định như sau:

- Quỹ hỗ trợ phòng, chống dịch được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm và các hoạt động phòng, chống dịch khác.

- Nguồn tài chính của Quỹ được hình thành trên cơ sở đóng góp tự nguyện, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Bệnh truyền nhiễm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hình thức và loại hình giám sát giám sát bệnh truyền nhiễm
Pháp luật
Bệnh sởi có nguy hiểm không? Triệu chứng bệnh sởi là gì? Trẻ em có thể tử vong do biến chứng của sởi phải không?
Pháp luật
Người tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm B có phải cách ly y tế không? Cơ quan nào có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly y tế?
Pháp luật
Bệnh đậu mùa có phải là bệnh truyền nhiễm nhóm A không? Người tiếp xúc với người mắc bệnh đậu mùa có phải cách ly không?
Pháp luật
Động vật mắc bệnh dại có được chữa trị không? Người chữa bệnh cho động vật mắc bệnh dại có bị xử phạt không?
Pháp luật
Bệnh sán lá ruột lớn là gì? Bệnh sán lá ruột lớn có phải là bệnh truyền nhiễm không? Các triệu chứng lâm sàng về bệnh sán lá ruột lớn?
Pháp luật
Người nhiễm bệnh sán lá ruột lớn thì có cần khai báo không? Nếu có mà khai báo thì bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Tỷ lệ tử vong của dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A? Mẫu văn bản đề xuất nhân lực hỗ trợ xét nghiệm khi xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A?
Pháp luật
Khi phát hiện động vật chết do bệnh truyền nhiễm thì chủ cơ sở chăn nuôi phải báo ngay cho cơ quan nào?
Pháp luật
Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Danh mục 10 bệnh truyền nhiễm và vắc xin, sinh phẩm y tế mới nhất phải sử dụng bắt buộc từ 1/8/2024 ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh truyền nhiễm
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
672 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh truyền nhiễm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh truyền nhiễm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào