Người làm công tác dự trữ quốc gia được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề khi nào? Điều kiện và mức hưởng phụ cấp ưu đãi nghề được quy định như thế nào?

Theo tôi được biết, đối với các chế độ, chính sách của người làm công tác dự trữ quốc gia, có chế độ phụ cấp ưu đãi nghề. Vậy ai có thể hưởng khoản phụ cấp này, điều kiện để hưởng phụ cấp ưu đãi nghề là gì, mức hưởng là bao nhiêu? Ngoài ra, nguyên tắc áp dụng nguồn kinh phí khi thực hiện các chế độ phụ cấp này là gì?

Đối tượng làm công tác dự trữ quốc gia nào được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?

Đối tượng nào làm công tác dự trữ quốc gia được hưởng ưu đãi nghề?

Làm công tác dự trữ quốc gia, ai được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Dự trữ quốc gia 2012, người làm công tác dự trữ quốc gia bao gồm:

- Công chức, viên chức làm việc tại cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách;

- Người làm công tác dự trữ quốc gia là quân nhân, công an;

- Công chức, viên chức làm công tác dự trữ quốc gia tại bộ, ngành.

Theo đó, những đối tượng làm công tác dự trữ quốc gia nêu trên được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề theo quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Thông tư 33/2014/TT-BTC như sau:

- Công chức (kể cả tập sự) đã được xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP trực tiếp làm nhiệm vụ tại các Chi cục Dự trữ Nhà nước, văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.

- Người trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia tại các đơn vị dự trữ quốc gia thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 5 Thông tư 33/2014/TT-BTC còn quy định những trường hợp các đối tượng nêu trên không được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia gồm:

- Nghỉ hưu, thôi việc, nghỉ việc hoặc thuyên chuyển công tác sang cơ quan, đơn vị khác, không trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia;

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP;

- Thời gian đi học tập trung trong nước từ ba tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương từ một tháng liên tục trở lên;

- Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;

- Thời gian bị đình chỉ công tác;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Mức phụ cấp ưu đãi nghề là bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BTC, mức phụ cấp ưu đãi nghề đối với người làm công tác dự trwxc quốc gia được quy định như sau:

- Mức phụ cấp ưu đãi bằng 25% áp dụng đối với công chức trực tiếp làm nhiệm vụ dự trữ quốc gia tại các Chi cục Dự trữ Nhà nước, văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã được xếp lương theo các ngạch công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia;

- Mức phụ cấp ưu đãi bằng 15% áp dụng đối với đối tượng còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này (trừ đối tượng quy định tại điểm a khoản này) trực tiếp làm nhiệm vụ tại Chi cục dự trữ Nhà nước, văn phòng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước; người trực tiếp làm công tác dự trữ quốc gia quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này;

- Các mức phụ cấp ưu đãi nghề quy định tại khoản này được tính theo mức lương ngạch, bậc, cấp hàm hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

- Cách tính chi trả phụ cấp ưu đãi nghề hàng tháng được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 33/2014/TT-BTC như sau:

Mức phụ cấp ưu đãi nghề

Ví dụ 1:

Ông H là thủ kho bảo quản của Chi cục Dự trữ Nhà nước M thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực N hiện đang hưởng lương ngạch thủ kho bảo quản, bậc 12, hệ số lương 4,06 và phụ cấp thâm niên vượt khung 5%. Mức tiền phụ cấp ưu đãi nghề tháng 11 năm 2013 của ông H tính trên mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng là:

[4,06 + (4,06 x 5%)] x 1.150.000 đồng/tháng x 25% = 1.225.610 đồng/tháng

Ví dụ 2:

Ông K là Trưởng phòng Kỹ thuật bảo quản thuộc Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đ hiện đang hưởng lương ngạch chuyên viên chính, bậc 2, hệ số lương 4,74 và phụ cấp chức vụ lãnh đạo hệ số 0,5. Mức tiền phụ cấp ưu đãi nghề tháng 11 năm 2013 của ông K tính trên mức lương cơ sở 1.150.000 đồng/tháng là:

(4,74 + 0,5) x 1.150.000 đồng/tháng x 15% = 903.900 đồng/tháng

Người được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị nào thì cơ quan đơn vị đó chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí quốc gia khi chi trả phụ cấp ưu đãi nghề cho người làm công tác dự trữ quốc gia là gì?

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 94/2013/NĐ-CP, nguyên tắc áp dụng, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia được quy định như sau:

"1. Người làm công tác dự trữ quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 và Điều 11 Nghị định này nếu đang hưởng nhiều phụ cấp cùng loại thì chỉ được hưởng một phụ cấp có mức phụ cấp cao nhất.
2. Nguồn kinh phí để chi trả chế độ phụ cấp thâm niên ngành, phụ cấp ưu đãi nghề dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan."
Dự trữ quốc gia Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dự trữ quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kỹ thuật viên chính về bảo quản hàng dự trữ quốc gia cần có trình độ như thế nào? Có các công việc cụ thể gì?
Pháp luật
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024?
Pháp luật
Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự gồm những gì? Việc dự trữ quốc gia để bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh, trật tự được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Xuồng cao tốc dự trữ quốc gia là gì? Quy trình kiểm tra khi nhập kho đối với xuồng cao tốc dự trữ quốc gia?
Pháp luật
Nguyên liệu làm thuốc là gì theo quy định hiện nay? Người chịu trách nhiệm chuyên môn về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc phải cần có điều kiện gì?
Pháp luật
Mẫu Hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia mới nhất hiện nay như thế nào? Thời hạn của Hợp đồng do ai quyết định?
Pháp luật
Trong tình huống đột xuất, cấp bách, thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Mức phân bổ cho dự trữ quốc gia là gì? Ai có quyền quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm?
Pháp luật
Xuất cấp hàng dự trữ quốc gia là gì? Tổ chức được giao nhiệm vụ xuất cấp hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Người đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia phải nộp tiền trước cho ai và trong thời hạn bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự trữ quốc gia
1,770 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dự trữ quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào