Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024?
- Chính phủ quyết định xuất cấp gạo cho những tỉnh nào từ nguồn dự trữ quốc gia trong dịp Tết Âm lịch 2024?
- Dự trữ Quốc gia là gì? Nguyên tắc sử dụng và quản lý nguồn dự trữ quốc gia theo Luật Dự trữ Quốc gia 2012 như thế nào?
- Chính phủ, Thủ tướng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với dự trữ Quốc gia?
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo cho những tỉnh nào từ nguồn dự trữ quốc gia trong dịp Tết Âm lịch 2024?
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 136/QĐ-TTg 2024 về việc xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương dịp Tết Âm lịch 2024. Xem quyết định Tại đây
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 431,955 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum để hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Âm lịch 2024.
Cụ thể, xuất cấp 362,085 tấn gạo hỗ trợ nhân dân dịp Tết Âm lịch 2024: tỉnh Hà Giang 253,62 tấn gạo, Bắc Kạn 31,605 tấn gạo, Kon Tum 76,86 tấn gạo.
Đồng thời, xuất cấp 69,87 tấn gạo để hỗ trợ nhân dân tỉnh Kon Tum dịp giáp hạt năm 2024.
Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xử lý cụ thể theo quy định; theo chức năng, nhiệm vụ được giao chịu trách nhiệm về căn cứ, thông tin, số liệu báo cáo. UBND các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu báo cáo và thực hiện hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định.
Chính phủ quyết định xuất cấp gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho những tỉnh nào trong dịp Tết Âm lịch 2024? (Hình từ Internet)
Dự trữ Quốc gia là gì? Nguyên tắc sử dụng và quản lý nguồn dự trữ quốc gia theo Luật Dự trữ Quốc gia 2012 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định dự trữ quốc gia là việc dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hóa do Nhà nước quản lý, nắm giữ.
Căn cứ theo Điều 6 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định Dự trữ Quốc gia được hình thành từ những nguồn sau:
Theo quy định trên, Dự trữ Quốc gia được hình thành từ những nguồn sau:
- Ngân sách Nhà nước;
- Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý và bảo quản hàng dự trữ quốc gia, trực tiếp bảo quản hàng dự trữ quốc gia; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng dự trữ Quốc gia như sau:
- Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.
- Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.
Căn cứ theo Điều 8 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định chi tiết về tổ chức dự trữ quốc gia như sau:
- Tổ chức dự trữ quốc gia phải bảo đảm tập trung, thống nhất theo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ phân công bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Hệ thống tổ chức dự trữ quốc gia được bố trí ở trung ương và các khu vực, địa bàn chiến lược trong cả nước để kịp thời đáp ứng yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia, bao gồm:
+ Cơ quan quản lý dự trữ quốc gia chuyên trách thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo hệ thống dọc, gồm cơ quan ở trung ương và các đơn vị ở địa phương theo khu vực;
+ Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và bộ phận làm công tác dự trữ quốc gia kiêm nhiệm tại bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
Chính phủ, Thủ tướng chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn gì đối với dự trữ Quốc gia?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Dự trữ Quốc gia 2012 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và Thủ tướng chính phủ đối với dự trữ Quốc gia như sau:
(1) Đối với Chính phủ:
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Trình Quốc hội quyết định chính sách phát triển dự trữ quốc gia, định hướng nguồn lực dự trữ quốc gia, kế hoạch 5 năm về dự trữ quốc gia;
- Trình Quốc hội quyết định mức phân bổ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm;
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho dự trữ quốc gia hằng năm (nếu có);
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ngân sách trung ương mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất cấp;
- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh Danh mục hàng dự trữ quốc gia;
- Phân công bộ, ngành thực hiện quản lý hàng dự trữ quốc gia.
(2) Đối với Thủ tướng Chính phủ:
Thủ tướng Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Phê duyệt chiến lược dự trữ quốc gia, kế hoạch dự trữ quốc gia hàng năm, quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia;
- Giao kế hoạch, dự toán ngân sách nhà nước cho dự trữ quốc gia trong phạm vi dự toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê duyệt;
- Quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?