Người khuyết tật bị thiệt hại do bị hạ thấp nhân phẩm thì có thể đòi yêu cầu bồi thường gồm những khoản nào?
Các quốc gia cần làm gì để nhằm ngăn việc hạ thấp nhân phẩm của người khuyết tật?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 quy định như sau:
Không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm
1. Không ai bị tra tấn hoặc đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai bị đưa ra làm thí nghiệm y học hoặc khoa học nếu không tự nguyện đồng ý.
2. Các quốc gia thành viên tiến hành mọi biện pháp hiệu quả về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa sự tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm đối với người khuyết tật, trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Theo đó, các quốc gia cần phải tiến hành mọi biện pháp hiệu quả về lập pháp, hành pháp, tư pháp hoặc các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa viejc hạ thấp nhân phẩm của người khuyết tật.
Tham khảo thêm về mẫu giấy xác nhận khuyết tật mới nhất năm 2023. Tải về
Người khuyết tật (Hình từ Internet)
Khi người khuyết tật bị hạ thấp nhân phẩm có thể yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường trừ trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp người khuyết tật bị hạ thấp nhân phẩm mà gây thiệt hại thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Tuy nhiên người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Người khuyết tật bị thiệt hại do bị hạ thấp nhân phẩm thì có thể đòi yêu cầu bồi thường gồm những khoản nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, người khuyết tật bị thiệt hại do bị hạ thấp nhân phẩm thì có thể đòi yêu cầu bồi thường gồm những khoản sau:
- Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
Bên cạnh đó, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp hạ thấp nhân phẩm của người khuyết tật phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?