Người kháng cáo rút kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có bị đình chỉ hay không? Nếu đình chỉ thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành từ khi nào?
Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là bao lâu?
Thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định tại Điều 286 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Trong thời hạn 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
- Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
- Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không được quá 01 tháng.
(2) Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
(3) Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
Lưu ý: Thời hạn quy định trên đây không áp dụng đối với vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài.
Người kháng cáo rút kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có bị đình chỉ không?
Người kháng cáo rút kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm có bị đình chỉ hay không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án như sau:
“1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;
b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
c) Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;
d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi người kháng cáo rút kháng cáo thì tùy từng trường hợp nhất định việc xét xử phúc thẩm mới bị đình chỉ, cụ thể:
- Nếu người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì việc xét xử phúc thẩm sẽ bị đình chỉ.
- Nếu người kháng cáo chỉ rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo và ra quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
Xét xử phúc thẩm bị đình chỉ thì bản án sơ thẩm có hiệu lực thi hành từ khi nào?
Theo khoản 2 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án như sau:
“2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.”
Như vậy, nếu việc xét xử phúc thẩm bị đình chỉ khi người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo thì bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trên đây là những quy định pháp luật về việc người kháng cáo rút kháng cáo, đình chỉ xét xử khi người kháng cáo rút kháng cáo, hiệu lực thi hành của bản án sơ thẩm khi việc xét xử phúc thẩm bị đình chỉ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?