Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp muốn ra trường phải hoàn thành ít nhất bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp muốn ra trường phải hoàn thành ít nhất bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp muốn ra trường phải hoàn thành ít nhất bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thiết kế thời trang trình độ trung cấp là một nghề mà sáng tạo mà người học được học tập, nghiên cứu, thể hiện phong cách thẩm mỹ để tạo ra những tác phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Thiết kế thời trang thực hiện các nhiệm vụ: Cập nhật xu hướng thời trang, nghiên cứu đặc điểm nhân trắc cơ thể người; thiết kế thời trang; lựa chọn nguyên phụ liệu; thiết kế mẫu rập, cắt, may bộ sưu tập thời trang, các kiểu sản phẩm thời trang từ cơ bản đến phức tạp; kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang; bán hàng thời trang.
Các thiết bị, dụng cụ chủ yếu của nghề gồm: Bút vẽ, màu vẽ, bảng vẽ, giá vẽ, ghim, băng dính, kéo, thước kẻ (thẳng, cong), thước dây, ma-nơ-canh, kim tay, kim máy; các loại máy trải vải, máy cắt, các loại máy may, máy thùa khuy, đính cúc, máy thêu, in, giặt mài, thiết bị là, các loại chân vịt, cữ gá, dưỡng, máy vi tính, các phần mềm đồ họa, thiết kế trang phục và các thiết bị chuyên dùng khác. Ngoài ra còn có phấn, giấy vẽ, giấy thiết kế, bìa, chỉ, nguyên phụ liệu dùng trong ngành may, sổ tay....
Để hành nghề, người lao động cần có kiến thức về xu hướng thời trang, mỹ thuật được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật cắt may cơ bản và thời trang, phương pháp thiết kế các loại sản phẩm thời trang ứng dụng trong cuộc sống; nhận biết về tính chất các loại nguyên liệu, phụ liệu may, có khả năng chọn lựa, phối hợp và xử lý các chất liệu để tạo mới các nguyên vật liệu; tổ chức sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực thời trang; sử dụng được các loại trang thiết bị may cơ bản thường dùng.
Người hành nghề chủ yếu làm việc trong các doanh nghiệp dệt may, các cơ sở thiết kế thời trang, hãng thời trang, cửa hàng thời trang, trung tâm thời trang, viện nghiên cứu thời trang, văn phòng giao dịch kinh doanh may mặc, môi trường làm việc và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn, vệ sinh, sức khỏe. Cường độ làm việc của nghề không quá cao nhưng chịu áp lực lớn về tính sáng tạo, nhạy bén, năng động, chất lượng, hiệu quả công việc trong bối cảnh ngành công nghiệp thời trang luôn luôn thay đổi và phát triển không ngừng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương với 60 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.700 giờ tương đương với 60 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 60 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành thiết kế thời trang (Hình từ Internet)
Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thiết kế thời trang;
- Thiết kế mẫu rập;
- May mẫu sản phẩm thời trang;
- Bán hàng thời trang;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm thời trang;
- Quản lý cắt may thời trang.
Như vậy, người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ quy trình thiết kế thời trang, thiết kế mẫu rập, cắt may sản phẩm thời trang, kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Yêu thích thời trang, có tư duy thẩm mỹ tốt, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt trong công việc;
- Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức kỷ luật, tự tin và tôn trọng tập thể;
- Có tác phong công nghiệp, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Nhiệt tình, khéo léo, cởi mở trong giao tiếp;
- Trung thực khi báo cáo và đánh giá chất lượng công việc;
- Có ý thức cầu tiến, luôn cập nhật các thông tin mới trong lĩnh vực nghề nghiệp.
Theo đó, người học ngành thiết kế thời trang trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?