Người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành may thời trang trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng nào?
- Người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- May dây chuyền;
- May đo thời trang;
- Thiết kế;
- May mẫu;
- Giám sát quy trình sản xuất;
- Giám sát triển khai sản xuất;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Quản lý hoạt động may đo thời trang
Theo đó, người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- May dây chuyền;
- May đo thời trang;
- Thiết kế;
- May mẫu;
- Giám sát quy trình sản xuất;
- Giám sát triển khai sản xuất;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Quản lý hoạt động may đo thời trang
Ngành may thời trang (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành may thời trang trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Phân biệt và lựa chọn được vật liệu may phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và đối tượng sử dụng;
- Thực hiện được công việc trên phần mềm ứng dụng chuyên ngành;
- Thiết kế được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy và áo Vets nữ cơ bản và thời trang trên phần mềm máy tính;
- Nhảy mẫu được trên phần mềm đảm bảo yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Thiết kế được các loại mẫu phục vụ quá trình may sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ tai nơi làm việc;
- Vận hành, sử dụng thành thạo được các thiết bị may cơ bản, thiết bị may điện tử, các thiết bị chuyên dùng ngành may;
- May được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy, áo Vets nữ cơ bản và thời trang;
- Cắt, may được các kiểu áo sơ mi nam nữ, quần âu nam nữ, áo Jăcket, váy, áo Vets nữ cơ bản và thời trang đảm bảo đúng kỹ thuật;
- Xây dựng được quy trình công nghệ may các loại sản phẩm;
- Sử dụng thành thạo các đồ gá, ke, cữ…;
- Phát hiện, xử lý được những sai hỏng, sự cố từ đơn giản đến phức tạp trong quá trình thiết kế và may sản phẩm;
- Thực hiện và vận dụng được một số kỹ năng mềm vào quá trình làm việc;
- Vận dụng được các kiến thức 5S vào quá trình thực hiện từng công việc cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành may thời trang trình độ cao đẳng thì người học phải có được những kỹ năng như trên.
Người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức;
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm để giải quyết công việc chung và quản lý nhóm;
- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc;
- Thích nghi tốt trong môi trường làm việc khắc nghiệt;
- Có ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong quá trình làm việc;
- Có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc;
- Thân thiện, hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp;
- Chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ và công việc được giao;
- Chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân đưa ra.
Như vậy, người học ngành may thời trang trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ và chấp hành tốt nội quy, quy định của tổ chức;
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm để giải quyết công việc chung và quản lý nhóm;
- Chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc;
- Thích nghi tốt trong môi trường làm việc khắc nghiệt;
- Có ý thức trách nhiệm, gương mẫu trong quá trình làm việc;
- Có tác phong công nghiệp trong quá trình làm việc;
- Thân thiện, hoà nhã với bạn bè đồng nghiệp;
- Chịu trách nhiệm với những nhiệm vụ và công việc được giao;
- Chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân đưa ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức thực hiện thanh lý rừng trồng trong trường hợp nào? Chi phí thanh lý rừng trồng được thực hiện như thế nào?
- Mã dự án đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công có phải là mã số định danh duy nhất?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền và nghĩa vụ gì trong quan hệ lao động? Được thành lập nhằm mục đích gì?
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?