Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được ra trường?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được ra trường?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng sẽ được dạy những kiến thức gì?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng là nghề thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Đơn vị hành chính là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước như: Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp,...; đơn vị sự nghiệp là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Bệnh viên, trường học.v.v....
Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện:
- Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập dự toán, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước;
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới;
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
- Phân tích, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán, luật kế toán, luật ngân sách, thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các quy định khác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 80 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 2.250 giờ tương đương 80 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 80 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.
Ngành kế toán hành chính sự nghiệp (Hình từ Internet)
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng sẽ được dạy những kiến thức gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Vận dụng các quy định của luật ngân sách, luật kế toán, chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn vào công tác hạch toán kế toán và quản lý trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được vị trí, vai trò và đặc trưng của kế toán trong các đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của kế toán: Kế toán thu - chi sự nghiệp, kế toán vật tư, kế toán tài sản cố định, kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh, thủ kho, thủ quỹ, ... và mối quan hệ giữa với các bộ phận khác trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Mô tả và phân loại được mục lục ngân sách nhà nước theo: Chương, loại, khoản, mục, tiểu mục, nguồn ngân sách nhà nước, mục tiêu;
- Trình bày được quy trình xây dựng định mức các khoản chi trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân bổ được chi phí cho các dịch vụ (sản phẩm) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Trình bày được các loại chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán được sử dụng trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Vận dụng quy trình ghi sổ kế toán để lập được sổ chi tiết, sổ tổng hợp cho kế toán: Vốn bằng tiền, kế toán vật liệu, kế toán tài sản cố định, kế toán thu, chi sự nghiệp, kế toán ... theo đúng thời gian và quy định của luật kế toán;
- Khái quát được nội dung công việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp và phân tích tình hình dự toán thu, chi, sản xuất, ... trong đơn vi hành chính sự nghiệp;
- Trình bày được nội dung căn bản về công nghệ thông tin và truyền thông, cách sử dụng máy tính và quản lý tệp với Windows, soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, phần mềm kế toán;
- Mô tả cách thức kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị cũng như cơ quan có thẩm quyền;
- Trình bày được phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị;
- Liệt kê được phương pháp phân tích tình hình tài chính cơ bản của đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Áp dụng được kiến thức chuyên môn nghề để điều chỉnh số liệu kế toán sau khi quyết toán hoặc kiểm toán yêu cầu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng sẽ được dạy những kiến thức như trên.
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kế toán hành chính sự nghiệp, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Theo đó, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng thì phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Tải Quy định về ngành kế toán hành chính sự nghiệp mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?