Người hành nghề khám chữa bệnh có trách nhiệm gì khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động chuyên môn?
Người hành nghề khám chữa bệnh là ai?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...] 6. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề). [...]"
Người hành nghề khám chữa bệnh
Người hành nghề khám chữa bệnh có những quyền và nghĩa vụ gì?
Người hành nghề khám chữa bệnh có những quyền được quy định từ Điều 31 đến Điều 35 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
- Quyền được hành nghề (Điều 31)
- Quyền từ chối khám bệnh, chữa bệnh (Điều 32)
- Quyền được nâng cao năng lực chuyên môn (Điều 33)
- Quyền được bảo vệ khi xảy ra tai biến đối với người bệnh (Điều 34)
- Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề (Điều 35)
Người hành nghề khám chữa bệnh có những nghĩa vụ được quy định từ Điều 36 đến Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:
- Nghĩa vụ đối với người bệnh (Điều 36)
- Nghĩa vụ đối với nghề nghiệp (Điều 37)
- Nghĩa vụ đối với đồng nghiệp (Điều 38)
- Nghĩa vụ đối với xã hội (Điều 39)
- Nghĩa vụ thực hiện đạo đức nghề nghiệp (Điều 40)
Người hành nghề có trách nhiệm gì khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động chuyên môn?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 35/2013/TT-BYT quy định như sau:
"Điều 14. Trách nhiệm của người hành nghề
1. Ngay khi quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề có hiệu lực, người hành nghề phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh dưới mọi hình thức;
b) Trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề, người hành nghề đang có người bệnh do mình chăm sóc, điều trị thì phải có trách nhiệm giới thiệu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện tiếp tục khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh;
c) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được quyết định thu hồi, người hành nghề có trách nhiệm nộp lại bản gốc của chứng chỉ hành nghề cho cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi.
2. Ngay khi quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn có hiệu lực, người hành nghề phải thực hiện các nội dung sau:
a) Không được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh liên quan đến phạm vi hoạt động chuyên môn bị đình chỉ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Trường hợp tại thời điểm nhận được quyết định đình chỉ hoạt động chuyên môn, người hành nghề đang có người bệnh do mình chăm sóc, điều trị thì phải có trách nhiệm giới thiệu hoặc chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác có đủ điều kiện tiếp tục khám và điều trị để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người bệnh."
Như vậy khi bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hay bị đình chỉ hoạt động chuyên môn thì người hành nghề khám chữa bệnh vẫn có những trách nhiệm phải thực hiện như quy định trên.
Đào tạo, bồi dưỡng và chế độ đối với người hành nghề khám chữa bệnh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 83, Điều 84 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định như sau:
"Điều 83. Đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề
1. Nhà nước có quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại.
2. Nhà nước miễn học phí đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần.
Điều 84. Chế độ đối với người hành nghề
1. Người hành nghề bị mắc bệnh nghề nghiệp, bệnh do tai tạn rủi ro nghề nghiệp được hưởng các chế độ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Trong quá trình hành nghề, người hành nghề dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng."
Như vậy kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề, kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại thực hiện theo quy định của nhà nước.
Người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần thì sẽ được miễn phí học phí.
Và trong quá trình hành nghề người hành nghề khám chữa bệnh dũng cảm cứu người mà bị chết hoặc bị thương thì được xem xét để công nhận là liệt sỹ hoặc thương binh, hưởng chính sách theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?