Người hành nghề được công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi có các tiêu chí nào?

Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh được pháp luật quy định như thế nào? Người hành nghề được công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi có các tiêu chí nào? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thanh Hằng - Long Thành.

Người hành nghề được công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi có các tiêu chí nào?

Người hành nghề được công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi có các tiêu chí ở khoản 2 Điều 139 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Các trường hợp được công nhận mà không phải qua kiểm tra khi người phiên dịch có một trong các tiêu chí sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch;

- Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y trở lên hoặc lương y và bằng tốt nghiệp đại học ngoại ngữ phù hợp với ngôn ngữ mà người phiên dịch đăng ký làm phiên dịch.

Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Trước đây, theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định như sau:

Tiêu chí để công nhận người hành nghề biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh
...
3. Các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:
a) Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
b) Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;
c) Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.
Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Theo đó, các trường hợp được công nhận biết tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh mà không phải qua kiểm tra khi người hành nghề có một trong các tiêu chí sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp chuyên ngành y trở lên do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;

- Có chứng chỉ đã hoàn thành các khóa đào tạo chuyên ngành y với thời gian đào tạo tối thiểu từ 12 tháng trở lên mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình đào tạo là tiếng Việt hoặc là ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh;

- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học chuyên ngành tiếng Việt hoặc ngôn ngữ mà người hành nghề đăng ký sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở đào tạo hợp pháp của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp.

Các văn bằng, chứng chỉ quy định tại các điểm a, b khoản này phải được cấp trong thời gian không quá 05 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ.

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác

Sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị kiểm tra, công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo khoản 2 Điều 142 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;

- Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;

- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 138 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 139 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Trước đây, theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định như sau:

Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
...
2. Hồ sơ đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:
a) Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;
c) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh bao gồm:

- Đơn đề nghị công nhận biết thành thạo tiếng Việt hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Mẫu 02 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định này;

- Các giấy tờ quy định tại các điểm b và c khoản 1 Điều này;

- Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này đối với trường hợp đề nghị công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác để khám bệnh, chữa bệnh; văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đối với người đề nghị công nhận có đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh.

Tải đơn đề nghị công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh tại đây.

Thủ tục công nhận sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật ra sao?

Thủ tục công nhận theo khoản 4 Điều 142 Nghị định 96/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) bao gồm:

- Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 140 Nghị định này;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận theo Mẫu 03 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 138, khoản 2 Điều 139 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Trước đây, tại khoản 4 Điều 21 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định như sau:

Hồ sơ, thủ tục đề nghị kiểm tra, công nhận biết tiếng Việt thành thạo hoặc sử dụng thành thạo ngôn ngữ khác hoặc đủ trình độ phiên dịch trong khám bệnh, chữa bệnh
...
4. Thủ tục công nhận:
a) Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Do đó,

- Người đề nghị công nhận gửi 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này tới cơ sở giáo dục quy định tại Điều 19 Nghị định này;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ sở giáo dục phải cấp giấy chứng nhận đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17, khoản 2 Điều 18 Nghị định này. Trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Khám chữa bệnh TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN KHÁM CHỮA BỆNH
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ của các vị trí trực khám chữa bệnh trong bệnh viện theo Thông tư 32/2023/TT-BYT là gì?
Pháp luật
Bác sĩ có phải bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai biến trong chữa bệnh dù làm đúng quy định chuyên môn kỹ thuật không?
Pháp luật
Không ưu tiên khám chữa bệnh đối với người từ đủ 90 tuổi trở lên bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bác sĩ có thể thực hiện khám chữa bệnh online đối với bệnh nhân rối loạn tâm thần được hay không?
Pháp luật
Bác sĩ là người nước ngoài có được sử dụng tiếng Anh để khám chữa bệnh cho bệnh nhân hay không?
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người bệnh được quyền từ chối khám chữa bệnh trong mọi trường hợp đúng không? Người bệnh có cần phải tôn trọng người hành nghề khám chữa bệnh không?
Pháp luật
Bác sĩ đang nuôi con 8 tháng tuổi có phải tham gia khám chữa bệnh khi có dịch bệnh truyền nhiễm không?
Pháp luật
Có thể thực hiện phẫu thuật, can thiệp có xâm nhập cơ thể khi không có sự đồng ý của người bệnh không?
Pháp luật
Người đã tham gia chữa bệnh bằng y học cổ truyền 40 năm có được cấp Giấy chứng nhận lương y không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Khám chữa bệnh
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
518 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám chữa bệnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào