Người giữ vị trí chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?
Người giữ vị trí chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải có kinh nghiệm công tác như thế nào?
Kinh nghiệm công tác của chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN như sau:
Tên Vị trí việc làm: Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương
...
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
...
Theo đó, người giữ vị trí chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải có kinh nghiệm công tác như sau:
- Có thời gian giữ ngạch chuyên viên chính và tương đương từ đủ 06 năm trở lên.
+ Trường hợp có thời gian tương đương với ngạch chuyên viên chính thì thời gian giữ ngạch chuyên viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng).
- Trong thời gian giữ ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, tham gia thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh.
Người giữ vị trí chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải có kinh nghiệm công tác như thế nào? (Hình từ Internet)
Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Trình độ đào tạo của chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN như sau:
Tên Vị trí việc làm: Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương
...
5- Các yêu cầu về trình độ, năng lực
5.1- Yêu cầu về trình độ
...
Theo đó, chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ đào tạo:
- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cao cấp lý luận chính trị hành chính hoặc có giấy xác nhận trình độ lý luận chính trị tương đương cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
Chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào?
Nhiệm vụ của chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng được quy định tại Mục 2 Bản mô tả công việc vị trí việc làm chuyên viên cao cấp về nghiệp vụ ngân hàng trung ương ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-NHNN, các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án: Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, xây dựng và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, dự án, đề án và các văn bản khác về nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
- Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.
+ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án của Ngân hàng Nhà nước liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
+ Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện chế độ, chính sách chuyên môn, nghiệp vụ; đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
+ Chủ trì tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm về nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản: Chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết, kiểm tra, phân tích, đánh giá và báo cáo việc thực hiện các văn bản liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng trung ương; đề xuất chủ trương, biện pháp, giải pháp khắc phục, xử lý tồn tại, vướng mắc trong thực hiện
- Tham gia thẩm định các văn bản: Tham gia thẩm định, góp ý các văn bản về nghiệp vụ ngân hàng trung ương theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ: Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp thực hiện với cơ quan, tổ chức có liên quan về nghiệp vụ ngân hàng trung ương.
- Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp: Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?