Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế thì tiêu chuẩn lựa chọn và phạm vi áp dụng như thế nào?
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế thì tiêu chuẩn lựa chọn và phạm vi áp dụng như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Tiêu chuẩn lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 của Luật Giám định tư pháp và theo lĩnh vực được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
...
Như vậy, tiêu chuẩn lực chọn người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
+ Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
+ Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn về y tế từ đủ 05 năm trở lên.
- Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giám định y tế thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Ngoài ra, theo Điều 2 Thông tư 03/2025/TT-BYT cũng có quy định về phạm vi áp dụng đối với hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế, bao gồm:
- Y tế dự phòng
- Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Y, dược cổ truyền
- Thiết bị y tế
- Dược, mỹ phẩm
- An toàn thực phẩm
- Bảo hiểm y tế
- Dân số, sức khỏe sinh sản
- Các lĩnh vực y tế khác theo quy định của pháp luật
Trừ trường hợp:
- Giám định pháp y
- Giám định pháp y tâm thần
- Giám định ngoài tố tụng của tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc ngành y tế.
Người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế thì tiêu chuẩn lựa chọn và phạm vi áp dụng như thế nào? (Hình từ internet)
Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định như sau:
Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc
1. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế do Bộ trưởng tế thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp;
d) Hội đồng giám định lại lần thứ hai theo trưng cầu giám định tư pháp.
2. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp.
3. Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do Thủ trưởng cơ quan được công nhận là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quyết định thành lập, bao gồm:
a) Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
b) Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
c) Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp
Như vậy, theo căn cứ nêu trên thì hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế bao gồm:
Đối với hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế do Bộ trưởng tế thành lập:
+ Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định lại lần thứ hai theo trưng cầu giám định tư pháp.
Đối với hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế do Giám đốc Sở Y tế quyết định thành lập:
+ Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp.
- Đối với hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc tại các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc do Thủ trưởng cơ quan được công nhận là tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quyết định thành lập:
+ Hội đồng giám định lần đầu theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định bổ sung theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp;
+ Hội đồng giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp
Việc giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được thực hiện ra sao?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 03/2025/TT-BYT có quy định về việc giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được thực hiện như sau:
- Nghiên cứu, phân tích hồ sơ trưng cầu, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật liên quan (nếu có) được người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định đã giao, cung cấp
- Xác định rõ đối tượng, những nội dung giám định cần xem xét, đánh giá;
- Tiến hành so sánh, đối chiếu các thông tin, tài liệu với quy định của pháp luật, quy định chuyên môn về y tế hoặc đối tượng cần giám định hoặc đồ vật, mẫu vật được trưng cầu;
- Đưa ra nhận xét, đánh giá, nêu ý kiến kết luận cụ thể, rõ ràng về vấn đề hoặc đối tượng cần giám định theo trưng cầu giám định, yêu cầu giám định;
- Lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định tư pháp theo quy định tại Điều 31 của Luật Giám định tư pháp 2012 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp 2020
- Xây dựng, ban hành bản kết luận giám định;
- Lập hồ sơ giám định.
Trong trường hợp cần thiết, Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc lấy ý kiến chuyên môn, kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung của các tổ chức, cơ quan chuyên môn khác, kể cả các cơ quan, tổ chức nước ngoài để phục vụ việc giám định theo quy định.
Đồng thời, thực hiện và trả lời kết quả giám định theo đúng thời hạn yêu cầu; trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, thời gian thực hiện giám định kéo dài hơn nhưng phải bảo đảm phù hợp với thời hạn giám định được quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Luật Giám định tư pháp 2012 và các văn bản pháp luật có liên quan, cơ quan giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Toàn văn Kết luận 137-KL/TW 2025 sáp nhập còn 34 tỉnh thành theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư?
- Việt Nam đánh thuế bất động sản thứ 2 chưa? Những nước đánh thuế bất động sản thứ 2? Quy định về đánh thuế bất động sản thứ 2?
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị định 25?
- Đánh thuế bất động sản thứ 2 bao nhiêu? Đánh thuế bất động sản thứ 2 để giảm tình trạng đầu cơ, lướt sóng đúng không?
- Tổ chức các tiết học sử đặc biệt cho HSSV qua xem trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh 50 năm ngày 30 4 Giải phóng miền Nam?