Người giám định tư pháp theo vụ việc có được độc lập đưa ra kết luận giám định theo quy định của pháp luật hay không?
Không có bằng đại học thì có được làm người giám định tư pháp theo vụ việc hay không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 và khoản 2 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
...
Theo đó, để có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc thì trước hết phải là Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt và phải có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Như vậy, trường hợp không có bằng đại học vẫn có thể làm người giám định tư pháp theo vụ việc nếu có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định.
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được độc lập đưa ra kết luận giám định theo quy định của pháp luật hay không? (Hình từ internet)
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được độc lập đưa ra kết luận giám định theo quy định của pháp luật hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định về người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:
Người giám định tư pháp theo vụ việc
...
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 11 của Luật này.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 11 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
...
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Đồng thời theo quy định điểm c tại khoản 1 Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp
1. Người giám định tư pháp có quyền:
a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.
...
Từ những quy định trên có thể thấy người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền độc lập đưa ra kết luận giám định khi thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.
Người giám định tư pháp theo vụ việc có được hưởng chế độ gì không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Giám định tư pháp 2012 (được bổ sung bởi khoản 21 Điều 1 Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020) quy định về chế độ đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp như sau:
Chế độ đối với người giám định tư pháp và người tham gia giám định tư pháp
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người giúp việc cho người giám định tư pháp đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi thì được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc giám định.
1a. Việc thực hiện giám định tư pháp của công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng là hoạt động công vụ. Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm bảo đảm đủ thời gian và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định. Người thực hiện giám định được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật
Người giám định tư pháp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không do Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp trên cơ sở thỏa thuận với người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định.
2. Ngoài chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này, giám định viên tư pháp chuyên trách thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên thì người giám định tư pháp theo vụ việc có thể được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc giám định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?