Người giải quyết khiếu nại lần hai có được trưng cầu giám định không? Thực hiện trưng cầu giám định khi nào?
Người giải quyết khiếu nại lần hai có được trưng cầu giám định không?
Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 15 Luật Khiếu nại 2011 có quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người giải quyết khiếu nại lần hai
1. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người khiếu nại, người bị khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để làm cơ sở giải quyết khiếu nại;
b) Quyết định áp dụng, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
c) Triệu tập cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia đối thoại;
d) Trưng cầu giám định;
đ) Tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết.
2. Người giải quyết khiếu nại lần hai có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiếp nhận, thụ lý, lập hồ sơ vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết;
b) Kiểm tra, xác minh nội dung khiếu nại;
c) Tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Ra quyết định giải quyết khiếu nại và công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại khi người khiếu nại, người bị khiếu nại hoặc Tòa án yêu cầu.
3. Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người giải quyết khiếu nại lần hai sẽ có quyền trưng cầu giám định theo quy định của pháp luật.
Người giải quyết khiếu nại lần hai có được trưng cầu giám định không? Thực hiện trưng cầu giám định khi nào? (Hình từ Internet)
Người giải quyết khiếu nại lần hai thực hiện trưng cầu giám định khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trưng cầu giám định
1. Người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.
2. Người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có thể đề nghị người giải quyết khiếu nại trưng cầu giám định. Khi xét thấy đề nghị của người khiếu nại, người bị khiếu nại và cơ quan, tổ chức có liên quan có cơ sở thì người giải quyết khiếu nại quyết định trưng cầu giám định.
Quyết định trưng cầu giám định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc trưng cầu giám định thực hiện bằng văn bản trong đó nêu rõ tên cơ quan, tổ chức giám định, thông tin, tài liệu cần giám định, nội dung yêu cầu giám định, thời hạn có kết luận giám định.
Văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức giám định thực hiện theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, người giải quyết khiếu nại quyết định việc trưng cầu giám định khi xét thấy cần có sự đánh giá về nội dung liên quan đến chuyên môn, kỹ thuật làm căn cứ cho việc kết luận nội dung khiếu nại.
Khi giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có phải tổ chức đối thoại không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.
b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).
Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.
...
Như vậy, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai thì người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán nội bộ Bộ Quốc phòng? Người làm công tác kiểm toán phải có kinh nghiệm làm việc thế nào?
- Xếp loại chấp hành án phạt tù 01 năm đối với phạm nhân được tính từ ngày nào? Phạm nhân được xếp loại tốt khi nào?
- Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn chức danh Hiệu trưởng trường đại học thuộc Bộ Tài chính? Các trường đại học thuộc Bộ Tài chính?
- Đoàn viên công đoàn bị kỷ luật đảng thì phải tiến hành xử lý kỷ luật công đoàn trong thời hạn bao lâu?
- Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu là bao lâu? Ai có thẩm quyền quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu?