Người đứng đầu trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm về định giá loại tài sản này?
- Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ có phải là một loại hình của tổ chức trung gian trong thị trường khoa học và công nghệ không?
- Tên của trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải được đặt như thế nào?
- Người đứng đầu trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm về định giá tài sản trí tuệ?
Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ có phải là một loại hình của tổ chức trung gian trong thị trường khoa học và công nghệ không?
Căn cứ Điều 47 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ như sau:
Thành lập tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ
1. Các loại hình tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ bao gồm:
a) Cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Trung tâm, sàn giao dịch công nghệ, chợ công nghệ - thiết bị;
c) Tổ chức dịch vụ đánh giá, định giá, giám định, tư vấn chuyển giao công nghệ;
d) Trung tâm xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ;
đ) Các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ khác liên quan đến thị trường khoa học và công nghệ.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 16/2014/TT-BKHCN định nghĩa về trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ là loại hình tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, người có quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ và các bên liên quan trong việc xác định giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.
...
Theo đó, trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ là loại hình tổ chức trung gian trong thị trường khoa học và công nghệ.
Trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, người có quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ và các bên liên quan trong việc xác định giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ.
Người đứng đầu trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm về định giá tài sản trí tuệ? (Hình từ Internet)
Tên của trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải được đặt như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 16/2014/TT-BKHCN quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
...
2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân thành lập hoặc tham gia thành lập, vận hành, quản lý các loại hình tổ chức trung gian sau đây:
...
Tổ chức trung gian có thể được thành lập dưới các hình thức sàn, trung tâm, văn phòng, phòng, vườn ươm và các hình thức khác.
Việc đặt tên của tổ chức trung gian thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ (sau đây viết tắt là Thông tư 03/2014/TT-BKHCN).
...
Dẫn chiếu Điều 6 Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN quy định về việc đặt tên như sau:
Điều kiện thành lập và hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ lần đầu
...
3. Điều lệ tổ chức và hoạt động:
...
d) Tên của tổ chức phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP và được hướng dẫn cụ thể như sau:
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: bao gồm hình thức của tổ chức (viện, trung tâm...) và tên riêng của tổ chức; phần tên riêng phải phù hợp với lĩnh vực đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ chính của tổ chức.
Tên giao dịch quốc tế: tên tổ chức khoa học và công nghệ bằng tiếng nước ngoài được dịch từ tên tiếng Việt tương ứng; phần tên riêng có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt: nếu tổ chức khoa học và công nghệ có tên viết tắt (kể cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài), thì tên viết tắt phải bao gồm những chữ cái đầu của các từ là yếu tố chính của tên (cụm từ) đó.
Tổ chức khoa học và công nghệ phải tự chịu trách nhiệm về việc lựa chọn tên của tổ chức mình, bao gồm tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt.
Dẫn chiếu Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về tên tổ chức khoa học và công nghệ như sau:
Điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ
Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động
a) Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.
Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.
...
Theo đó, khi đặt tên cho trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ cần phải tuân thủ các quy định pháp luật nêu trên.
Người đứng đầu trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải có tối thiểu bao nhiêu năm kinh nghiệm về định giá tài sản trí tuệ?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 16/2014/TT-BKHCN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ như sau:
Điều kiện thành lập, hoạt động trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ
1. Điều kiện về nhân lực:
a) Có ít nhất 05 người có trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất 40% làm việc chính thức, 30% có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về định giá tài sản trí tuệ;
b) Người đứng đầu tổ chức phải có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về định giá tài sản trí tuệ và có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến định giá tài sản trí tuệ.
2. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật:
a) Có hệ thống tư liệu, tài liệu chuyên môn, phương tiện kỹ thuật cần thiết để thực hiện dịch vụ hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ;
b) Có quy trình kỹ thuật định giá tài sản trí tuệ.
3. Doanh nghiệp thẩm định giá đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của Luật giá được thực hiện các hoạt động thuộc chức năng của trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ quy định tại Thông tư này.
Theo quy định thì người đứng đầu trung tâm hỗ trợ định giá tài sản trí tuệ phải có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến định giá tài sản trí tuệ.
Bên cạnh đó, còn phải có trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học về định giá tài sản trí tuệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?