Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ nào?
Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở và số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở
a) Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cấp phó của người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy quyền thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Số lượng Phó Giám đốc sở
Bình quân mỗi sở có 03 Phó Giám đốc. Căn cứ số lượng sở được thành lập và tổng số lượng Phó Giám đốc, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể số lượng Phó Giám đốc của từng sở cho phù hợp. Riêng thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài tổng số lượng Phó Giám đốc theo quy định tính bình quân chung thì mỗi thành phố được tăng thêm không quá 10 Phó Giám đốc.
...
Như vậy, pháp luật quy định người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ nào? (Hình từ Internet)
Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
1. Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện.
3. Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
...
Như vậy, sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Cơ cấu tổ chức của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có những gì theo Nghị định 45?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của sở và tiêu chí thành lập các tổ chức thuộc sở
1. Cơ cấu tổ chức của sở, gồm:
a) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
b) Thanh tra (nếu có);
c) Văn phòng (nếu có);
d) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).
2. Tiêu chí thành lập phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc sở
a) Có chức năng, nhiệm vụ tham mưu về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của sở;
b) Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí tối thiểu 07 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; tối thiểu 06 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại I; tối thiểu 05 biên chế công chức đối với phòng thuộc sở của cấp tỉnh loại II và loại III.
...
Như vậy, cơ cấu tổ của của sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ bao gồm:
(1) Phòng chuyên môn, nghiệp vụ;
(2) Thanh tra (nếu có);
(3) Văn phòng (nếu có);
(4) Chi cục và tổ chức tương đương (nếu có);
(5) Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có).



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 5 Quy định về quản lý công chức đối với tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm những gì?
- Có bao nhiêu hình thức công khai thông tin? 15 Thông tin phải được công khai rộng rãi hiện nay bao gồm những thông tin nào?
- Vốn đầu tư công là vốn từ nguồn thu hợp pháp nào? Định mức phân bổ vốn đầu tư công có cần được công khai không?
- Toàn bộ vốn và tài sản của doanh nghiệp tư nhân phải ghi ở đâu? Chủ doanh nghiệp tư nhân quản lý doanh nghiệp như thế nào?
- Trường hợp bị xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy năm 2025? Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với người cai nghiện ma túy?