Người đứng đầu cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Cho tôi hỏi các tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp nào? Người đứng đầu cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo Điều 7 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
1. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
2. Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.
3. Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.
4. Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
5. Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

Theo đó, người đứng đầu cơ quan nơi quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

- Phân công người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ phù hợp với điều kiện nơi tạm giữ.

- Thông báo bằng văn bản kịp thời cho người ra quyết định tạm giữ khi tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hết thời hạn tạm giữ hoặc hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt; tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ đã có quyết định trả lại cho tổ chức, cá nhân vi phạm nhưng không đến nhận và tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, tịch thu bị mất, hư hỏng; trường hợp có dấu hiệu của tội phạm phải báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự.

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân địa phương, lực lượng vũ trang nhân dân, các cơ quan, đơn vị hữu quan để di chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu đến nơi an toàn trong trường hợp thiên tai hoặc các trường hợp khác đe dọa đến sự an toàn của tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

- Đề xuất, báo cáo thủ trưởng cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền về tình trạng, phương án bảo vệ, nâng cấp, sửa chữa nơi tạm giữ tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.

tang vật 1

Bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu (Hình từ Internet)

Người quản lý, bảo quản có trách nhiệm gì trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu?

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Trách nhiệm trong quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
...
3. Người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ. Trường hợp tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
...

Theo đó, người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ có trách nhiệm trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu. Trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ bị mất, bán trái quy định, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

Tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp nào?

Theo Điều 13 Nghị định 138/2021/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ
Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.
2. Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.
3. Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.
...

Theo đó, tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu được bảo quản bằng các biện pháp như sau:

- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.

- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.

- Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

Bảo quản tang vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thu, nộp, quản lý, sử dụng phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Có được thay đổi nơi giữ, bảo quản khi được giao quản lý phương tiện giao thông vi phạm hành chính?
Pháp luật
Chi phí bảo quản tang vật vi phạm hành chính phải được chi trả khi nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người đứng đầu cơ quan nơi bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo quản tang vật
740 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo quản tang vật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo quản tang vật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào